Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng tốt sẽ đem lại cơ hội việc làm lớn trong ngành xây dựng hiện nay. Do yêu cầu nhân lực chất lượng cao khan hiếm trong ngành xây dựng tăng mạnh trong các năm gần đây, các kỹ sư, giám sát xây dựng đang không ngừng học tập, thực hành nhằm củng cố kinh nghiệm thực tế của mình để đạt mức thu nhập tốt hơn.
Vậy giám sát xây dựng là gì và kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng yêu cầu những gì? Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Khái niệm giám sát thi công xây dựng
Theo điều 3, Luật Xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình là một trong các công tác quan trọng nằm trong một chuỗi các hoạt động khác nhau của quá trình thực hiện dự án xây dựng, bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, thi công công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án lựa chọn nhà thầu v.v…
Luật Xây dựng, trích Điều 78 cũng đã nêu rõ, mục đích của hoạt động giám sát thi công xây dựng là nhằm xác nhận, bảo đảm công trình được thi công đúng thiết kế, quy chuẩn, đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng, chất lượng để đưa vào nghiệm thu.
Tầm quan trọng của giám sát thi công xây dựng
Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng đòi hỏi vị trí này phải chịu trách nhiệm trong việc giám sát, theo dõi tiêu chuẩn kỹ thuật trong suốt quá trình thi công thực tế dưới công trường.
Không chỉ các công trình lớn nhiều hạng mục, bản vẽ thiết kế phức tạp mới cần giám sát. Ngay cả các công trình dân dụng như nhà ở, việc giám sát thi công là cũng không thể bỏ qua.
Triển khai công tác giám sát thi công xây dựng hiệu quả đóng vai trò giúp:
- Đảm bảo chất lượng công trình. Đảm bảo công trình được thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và nhanh chóng phát hiện xử lý vấn đề nguyên vật liệu, quy trình có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nghiệm thu.
- Đảm bảo tiến độ thi công: Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng sẽ cho phép các nhà quản lý luôn giữ được hạng mục trong tiến độ và kiểm soát tổng quát tiến độ theo giai đoạn và cả công trình.
- Đảm bảo an toàn lao động: Giám sát tốt công tác thi công xây dựng cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn cho đội ngũ thi công trực tiếp dưới công trường và an toàn môi trường xung quanh, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người lao động.
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định: Vai trò thứ 4 của công tác giám sát thi công là đảm bảo việc thi công dự án tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới quản lý dự án xây dựng.
Giám sát xây dựng hiện nay được xem là một công việc, vị trí quan trọng trong các công ty xây dựng, đòi hỏi người giám sát viên phải có sự am hiểu và kinh nghiệm dày dặn về công việc này. Vậy giám sát xây dựng là làm gì? Mô tả công việc của giám sát viên xây dựng gồm những gì? Mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây
Bản mô tả công việc của giám sát thi công xây dựng
Giám sát xây dựng có phạm vi rất rộng nên chúng tôi sẽ chia thành các giai đoạn khác nhau, tương ứng với phân công nhiệm vụ của giám sát viên xây dựng như dưới đây.
Công việc của giám sát xây dựng được chia thành 2 mảng chính:
- Giám sát các hoạt động thi công xây dựng
Nhóm công việc này yêu cầu giám sát viên phải trực tiếp xuống công trường hàng ngày để thực hiện, bao gồm:
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác thi công dưới công trường hàng ngày
- Nhắc nhở, kiểm tra liên tục công tác thi công của công nhân theo tiêu chuẩn và quy trình quy định trong bản vẽ kỹ thuật
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho công trường
- Tạm dừng công trình ngay lập tức trong trường hợp phát hiện sai phạm trong thi công để điều chỉnh lại.
- Kiểm tra, giám sát an toàn lao động
- Theo dõi chấm công cho công nhân
- Phối hợp nghiệm thu công trình
Các công việc này được thực hiện khi nghiệm thu cho thầu phụ và nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư, bao gồm:
- Lập báo cáo chất lượng và hoàn công để tiến hành nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành hay toàn bộ công trình.
- Lập biên bản nghiệm thu công trình về chất lượng, kỹ thuật,…
- Lập và quản lý hồ sơ chất lượng công trình
- Làm báo cáo công việc theo định kỳ để gửi CĐT
- Lập và kiểm tra hồ sơ thanh toán với các bên liên quan: chủ đầu tư, nhà thầu, đội thi công, đơn vị cung cấp nguyên vật liệu.
Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng chi tiết
Tổ chức giám sát thi công xây dựng hiệu quả là điều không dễ dàng vì có quá nhiều vấn đề mà giám sát viên cần để mắt tới. Do đó, kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng phải đảm bảo đầy đủ những kỹ năng và yếu tố sau:
1/ Kiểm tra sự khả thi của bản thiết kế
- Sau khi nhận bản vẽ, giám sát viên cần thực hiện kiểm tra sự khả thi của bản thiết kế thông qua thí nghiệm, khảo sát, kiểm tra và đánh giá hồ sơ thiết kế thi công. Kiểm tra đồng thời quy cách, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng cho quá trình thi công.
- Thực hiện điều chỉnh trong trường hợp bản vẽ không phù hợp và chốt lại với chủ đầu tư trước khi bắt đầu lập hồ sơ thiết kế thi công.
2/ Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá hồ sơ thiết kế thi công
- Lập hồ sơ thiết kế thi công căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được hoàn thiện.
- Kiểm tra lần cuối, đối chiếu kép các chỉ số, tiêu chuẩn được ghi trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ thiết kế thi công đã trùng khớp và thống nhất.
3/ Tiến hành giám sát các hạng mục
- Thực hiện giám sát chặt chẽ tất cả các khâu, các công đoạn trong các hạng mục thi công, kết hợp kiểm tra số liệu thống kê về nguyên vật liệu, kích thước,…nơi xây dựng
- Kiểm tra, nghiệm thu, đối chiếu số lượng và chất lượng của từng mã nguyên vật liệu, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng .
4/ Đảm bảo tiến độ xây dựng
- Trong quá trình giám sát thi công xây dựng, tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà đôn đốc hay cho công nhân nghỉ ngơi. Việc đặt vị trí của mình vào công nhân vừa giúp công nhân có tâm trạng tốt, đảm bảo sức khỏe làm đẩy nhanh tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình đã yêu cầu.
- Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình đảm bảo hoàn thành công trình đúng với thời gian trong hợp đồng.
- Ngoài ra, giám sát thi công xây dựng có thể nghiên cứu các biện pháp và đề xuất giải pháp giúp rút ngắn thời gian thi công những vẫn đảm bảo được chất lượng.
5/ Quản lý giá thành xây dựng và báo cáo định kỳ
- Tìm hiểu, so sánh sai lệch giá thành xây dựng trên thị trường với giá trong hồ sơ để báo cáo phương án điều chỉnh lên ban lãnh đạo. Việc này giúp điều chỉnh giá thành dự toán và đưa ra phương án giúp giảm giá thành xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng.
- Lập và thực hiện báo cáo định kỳ, đối chiếu kế hoạch thi công để kiểm soát tiến độ tổng quan trên toàn dự án. Ghi nhận vấn đề, phản ánh từ các tổ đội thi công và xem xét đưa ra phương án điều chỉnh trong tương lai nhằm hạn chế những lỗi lặp lại.
6/ Tiến hành nghiệm thu hạng mục – toàn bộ công trình
- Nghiệm thu hạng mục sau khi có hạng mục hoàn tất. Đánh giá chất lượng đã đạt yêu cầu hay chưa, nếu rồi chuyển tiếp thi công sang hạng mục theo sau, nếu chưa cần thi công lại và khắc phục ngay tình trạng để không gây chậm các hạng mục khác.
- Nghiệm thu toàn bộ công trình tiến hành sau khi công trình hoàn tất và bàn giao nghiệm thu cho chủ đầu tư, người sử dụng để đưa vào khai thác sử dụng.
Gợi ý tham khảo: Nội dung, mẫu công văn, giấy mời nghiệm thu công trình (tải free) |
Tại sao cần nâng cao kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng?
Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng có tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tiến độ, chất lượng và mọi vấn đề khác trong công trình.
Nâng cao kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng sẽ giúp các nhà thầu xây dựng đồng thời đạt được các mục tiêu sau:
- Đảm bảo chất lượng công trình: Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng giúp nhận diện, phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình một cách chuyên nghiệp. Kinh nghiệm giúp giám sát hiểu rõ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, đồng thời biết cách áp dụng chúng vào thực tế, từ đó đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng.
- Đối phó với các tình huống phức tạp: Trong quá trình thi công xây dựng, có thể xảy ra các tình huống phức tạp, bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn, vấn đề kỹ thuật, v.v… Kinh nghiệm giúp giám sát đối phó và giải quyết những tình huống này một cách hiệu quả, giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.
- Tối ưu hóa tiến độ thi công: Giúp nhận biết và loại bỏ các rào cản, giúp tối ưu hóa tiến độ thi công. Giám sát thông thạo các quy trình, phương pháp thi công, hiểu về nguồn lực và tài liệu cần thiết, giúp đưa ra các giải pháp, đề xuất để giảm bớt thời gian thi công, đồng thời đảm bảo chất lượng.
- Nâng cao khả năng giao tiếp và quản lý: Giúp phát triển khả năng giao tiếp, quản lý nhân lực, tương tác với các đối tượng liên quan như nhà thầu, nhân viên thi công, kiến trúc sư, chủ đầu tư, v.v… Kỹ năng này rất quan trọng trong việc thực hiện công tác giám sát hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn lao động: Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng giúp nâng cao nhận thức về an toàn lao động, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống tai nạn, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân và nhân viên thi công.
Trên đây là toàn bộ bài viết về kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng từ khái niệm, nguyên tắc, tầm quan trọng và mô tả các kinh nghiệm công việc của người kỹ sư giám sát công trình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết từ chuyên mục Xây dựng 101 của FastCons. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!
—-
FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!
Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!