Trong lĩnh vực kế toán xây dựng, việc hạch toán các khoản chi phí được diễn ra như thế nào? Bộ máy kế toán công ty xây dựng được tổ chức ra sao? Kế toán cần lưu ý gì khi thực hiện hạch toán chi phí công trình? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt các thông tin liên quan tới hạch toán kế toán xây dựng công trình chi tiết nhất.
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty xây dựng
Việc tổ chức bộ máy kế toán riêng là nhiệm vụ không thể thiếu đối với các công ty xây dựng. Do đặc trưng của ngành, các doanh nghiệp xây dựng cần lập dự toán trước khi thực hiện công trình cũng như liên tục kiểm tra, báo cáo khối lượng công việc thực hiện so với dự toán trong suốt quá trình tổ chức thi công.
Việc chọn một mô hình bộ máy kế toán phù hợp theo quy mô tổ chức là rất quan trọng để doanh nghiệp vận hành ổn định. Dưới đây là mô hình kế toán xây dựng theo hình thức hỗn hợp mà chúng tôi thường gặp tại các công ty xây dựng.
Bộ phận kế toán ở các công ty xây dựng thường được tổ chức thành 2 khối riêng biệt là kế toán tài chính và kế toán quản trị, đồng thời tách một bộ phận Dự toán chuyên trách việc lập dự toán. Chuyên thực hiện bóc tách khối lượng bản vẽ, làm hồ sơ nghiệm thu.
Xem thêm: Chân dung kế toán xây dựng: Công việc và đặc thù
Đặc điểm của hạch toán kế toán xây dựng
Đối với ngành xây dựng, việc tổ chức bộ máy kế toán hay thực hiện hạch toán cũng có rất nhiều điểm chuyên biệt khác với các ngành nghề còn lại mà bạn cần lưu ý, bao gồm:
- Với các công trình đã có giá trị và khối lượng tham gia thầu công trình. Kế toán sẽ căn cứ vào dự toán đã trúng thầu từ chủ thầu để tiến hành bóc tách chi phí hạch toán
- Mỗi một công trình đều có dự toán biệt lập. Do đó, việc bóc tách chi phí cho từng công trình là khác nhau
- Chi phí của dự án nào thì được tập kết vào giá trị của dự án đó
- Chi phí cấu thành nên công trình được quy định gồm 4 khoản mục: Nguyên vật liệu chính; chi phí máy thi công; chi phí nhân công; chi phí quản lý chung
Hạch toán kế toán xây dựng công trình gồm những gì?
Việc hạch toán kế toán xây dựng công trình cần căn cứ theo các loại chi phí được tập hợp, cấu thành nên giá thầu công trình. Căn cứ trên chi phí đó, kế toán sẽ xác định được giá vốn để đưa vào hạch toán cho dự án theo 4 khoản mục dưới đây:
- Chi phí mua nguyên vật liệu: Kế toán phải căn cứ vào định mức tiêu hao trong dự toán để bóc tách khối lượng các vật tư thiết bị tiêu hao và xuất cho dự án đó.
- Chi phí trả cho nhân công: Kế toán cần căn cứ dựa vào khối lượng công việc hay ngày công, bậc thợ để xác định số lao động và lương bổng theo từng dự án và thời gian thực hiện công trình.
- Với chi phí máy thi công: Kế toán cần dựa vào các loại máy, ca máy để tính ra mức tiêu hao nhiên liệu, lương người lao động và khấu hao máy móc.
- Chi phí điều hành chung: Kế toán có thể tập hợp và phân bổ cho từng dự án theo mức tỉ lệ nguyên vật liệu chính hoặc theo nhân công.
Quy trình 3 bước hạch toán kế toán xây dựng công trình
Do tính chất phức tạp và quy định chặt chẽ trong lĩnh vực kế toán xây dựng, quy trình hạch toán cũng được quy định thành 3 bước như dưới đây để đảm bảo việc lập hạch toán được diễn ra suôn sẻ và chính xác.
Bước 1. Xem xét hồ sơ: bảng dự toán vật tư và tồn kho
Tất cả hợp đồng xây dựng được ký đều đi kèm bảng dự toán chi phí, trong đó quy định rõ khối lượng công việc, định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu và nhân công theo Định mức xây dựng của Nhà nước ban hành.
Kế toán cần dựa vào bảng dự toán vật tư và đối chiếu với bảng nhập xuất tồn kho để lên phương án đề xuất vật tư.
Thông thường cần những hồ sơ và số liệu sau:
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư) kèm theo hồ sơ dự án khả thi;
- Các tài liệu dự toán:
+ Bảng tổng hợp kinh phí dự toán
+ Dự toán của các hạng mục và tổng dự toán của toàn bộ công trình.
+ Bảng giá trị vật tư thi công theo hạng mục/công trình
+ Bảng tính chênh lệch giá trị vật tư thi công
+ Bảng phân tích vật tư theo hạng mục công trình
- Hồ sơ thầu, giá thầu
- Hợp đồng xây dựng, phụ lục liên quan
Bước 2: Xác định định mức vật tư
Căn cứ theo bảng giá trị vật tư và bảng tính chênh lệch giá trị vật tư thi công, kế toán sẽ thấy được khối lượng vật tư cần dùng cho từng hạng mục. Việc xác định giá vật tư cần đảm bảo nguyên tắc không quá cao so với giá trên dự toán và phải căn cứ phù hợp với giá trên thị trường, giá địa phương để hạn chế rủi ro bị bóc chi phí khi kiểm toán hay quyết toán.
Bước này, kế toán cần lập được một bảng tổng hợp kinh phí kế toán với các hạng mục dưới đây để phục vụ cho việc hạch toán ở bước 3:
- Nguyên vật liệu
- Nhân công
- Máy thi công
- Chi phí quản lý chung
Bước 3: Xác định và hạch toán các chi phí
Công tác xác định và hạch toán chi phí của kế toán xây dựng bao gồm các công việc sau:
- Hạch toán vật tư, nguyên vật liệu trực tiếp
- Hạch toán nhân công trực tiếp
- Hạch toán chi phí máy thi công
- Hạch toán chi phí quản lý chung
- Xác định doanh thu xây dựng
- Kết chuyển giá vốn cho doanh thu xác định trong kỳ
- Kết chuyển chi phí dở dang chưa hoàn thành
Hướng dẫn cơ bản về hạch toán kế toán xây dựng công trình
Hướng dẫn cách hạch toán kế toán xây dựng công trình theo thông tư 133 và thông tư 200 BXD.
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình
Theo thông tư 133 | Theo thông tư 200 | |
Hạch toán mua nguyên vật liệu | Nợ TK 152 (chi tiết theo từng vật tư )Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ)Có TK 111,112,331 | Nợ TK 152 (chi tiết theo từng vật tư)Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ)Có TK 111,112,331 |
Hạch toán khi xuất nguyên vật liệu thi công | Nợ TK 154 – NVLCó TK 152 | Nợ TK 621 – NVL trực tiếpCó TK 152 |
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Theo thông tư 133 | Theo thông tư 200 | |
Cuối tháng tính lương phải trả công nhân | Nợ TK 154 – Chi phí NC trực tiếpCó TK 334 | Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếpCó TK 334 |
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí | Nợ TK 154 – Chi phí nhân công máy thi côngCó TK 334 | Nợ TK 6231 – Chi phí nhân công máy thi côngCó TK 334 |
3. Hạch toán chi phí máy thi công
Theo thông tư 133 | Theo thông tư 200 | |
Cuối tháng tính lương phải trả cho lái máy | Nợ TK 154 – Chi phí nhân công máy thi côngCó TK 334 | Nợ TK 6231 – Chi phí nhân công máy thi côngCó TK 334 |
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí | Nợ TK 154Có TK 3383, 3384, 3385 | Nợ TK 6231Có TK 3383, 3384, 3386 |
Cuối tháng trích khấu hao máy thi công | Nợ TK 154Có TK 214 | Nợ TK 6234Có TK 214 |
Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động | Nợ TK 154Có TK 152 | Nợ TK 6232Có TK 152 |
Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng thuê máy | Nợ TK 154Nợ TK 1331Có TK 111,112,331 | Nợ TK 6237Nợ TK 1331Có TK 111,112,331 |
4. Hạch toán chi phí chung cho công trình
Theo thông tư 133 | Theo thông tư 200 | |
Cuối tháng tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình | Nợ TK 154 – CPSXCCó TK 333 | Nợ TK 6271 – CPSXCCó TK 334 |
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí | Nợ TK 154 – CPXSCCó 3383, 3384, 3386 | Nợ 6271 – CPXSCCó 3383, 3384, 3386 |
Cuối tháng trích khấu hao TSCĐ phục vụ BP quản lý công trình | Nợ TK 154Có TK 214 | Nợ TK 6274Có TK 214 |
Các chi phí chung khác | Nợ TK 154Nợ 1331Có TK 111, 112, 331 | Nợ TK 627Nợ 1331Có TK 111, 112, 331 |
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình hạch toán chi phí xây dựng mà kế toán cần biết. Nếu bạn chưa có đội ngũ kế toán riêng hoặc cần tham khảo các dịch vụ tư vấn hạch toán và quyết toán, bạn có thể tham khảo các đơn vị tư vấn luật và tư vấn kế toán để tránh gặp phải các vấn đề rắc rối và sai sót.
About us:
FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!
Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!