Zalo Youtube Phone

Nội dung và các quy định Nhà nước về Quản lý hợp đồng xây dựng (chuẩn)

Nội dung

Quản lý hợp đồng xây dựng là một khía cạnh thiết yếu của quản lý dự án xây dựng nhằm đảm bảo dự án được thi công và triển khai với hiệu quả cao nhất cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật liên quan để đạt điều kiện đưa vào khai thác sử dụng. 

Quản lý hợp đồng xây dựng là một phạm trù rất rộng và đã được pháp luật quy định rõ ràng. Tham khảo bài viết tổng hợp của FastCons để nâng cao hiểu biết về quản lý hợp đồng xây dựng, các loại hợp đồng xây dựng, các quy định hiện hành về quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng và quy trình tổ chức quản lý hợp đồng xây dựng hiệu quả tại các công ty xây dựng hiện nay. 

Quản lý hợp đồng xây dựng là gì?

Quản lý hợp đồng xây dựng là quá trình xác nhận trách nhiệm, vai trò của các bên tham gia trong một dự án để đảm bảo triển khai dự án đầu tư xây dựng được hiệu quả và trơn tru nhất. Quản lý hợp đồng xây dựng cũng có ý nghĩa nhằm giảm thiểu rủi ro và xung đột trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo các nội dung đã ký kết và thống nhất trong hợp đồng được thực hiện đầy đủ, chính xác.

Quản lý hợp đồng trong xây dựng đề cập tới các vấn đề quản lý mối quan hệ đối tác giữa nhà thầu chính – thầu phụ – nhà cung cấp – đơn vị giám sát thi công – chủ đầu tư v.v… Mục đích của quản lý hợp đồng xây dựng là đảm bảo hiệu quả hoạt động tài chính tối ưu, minh bạch và giảm thiểu rủi ro liên quan tới chi phí khi triển khai dự án.  

Có vô vàn rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực xây dựng, do vậy việc lập và quản lý hợp đồng xây dựng với đầy đủ các điều khoản tuân theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia về lâu dài.

Nhìn chung, hợp đồng xây dựng sẽ giúp các chủ đầu tư xây dựng hay tổng thầu có thể đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ, đúng thời hạn, đạt chất lượng và nằm trong phạm vi ngân sách. Vậy các loại hợp đồng phổ biến trong ngành xây dựng là gì?  

Check danh sách và tính năng 7+ phần mềm quản lý dự án xây dựng chọn lọc, được triển khai phổ biến tại doanh nghiệp Xây dựng Việt Nam.

Phân loại hợp đồng xây dựng 

Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ, sửa đổi tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định về việc phân loại hợp đồng xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: phân loại dựa theo tính chất, nội dung công việc, phân loại dựa theo hình thức giá hợp đồng và phân loại dựa theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng

Phân loại hợp đồng xây dựng theo hình thức giá hợp đồng

  1. Hợp đồng trọn gói
  2. Hợp đồng theo đơn giá cố định
  3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
  4. Hợp đồng theo thời gian
  5. Hợp đồng theo chi phí cộng phí
  6. Hợp đồng xây dựng khác
  7. Hợp đồng theo giá kết hợp.

Phân loại hợp đồng xây dựng theo tính chất, nội dung công việc:

  1. Hợp đồng tư vấn xây dựng: hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng
  2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình: là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư
  3. Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng
  4. Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng
  5. Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (Hợp đồng EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng
  6. Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (hợp đồng PC) là hợp đồng để thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình là hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng
  7. Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng
  8. Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng
  9. Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng
  10. Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.

Phân loại hợp đồng theo mối quan hệ của các bên tham gia

  1. Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
  2. Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
  3. Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
  4. Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.
Quản lý hợp đồng xây dựng đúng nhóm và phân loại

Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng

Liên quan tới nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng đã ban hành quy định như sau:

Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm

  • Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý khối lượng và giá hợp đồng
  • Quản lý công tác thi công xây dựng công trình 
  • Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ
  • Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng

Cụ thể như sau:

  • Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng: Thống nhất nội dung liên quan tới tiến độ thực hiện hợp đồng, thời điểm báo cáo, thời điểm bàn giao công việc/hạng mục/ công trình khi ký kết hợp đồng thi công xây dựng.
  • Quản lý về chất lượng: Bên nhận thầu phải có biện pháp quản lý chất lượng do mình thực hiện và nhà thầu phụ thực hiện và cam kết chất lượng của các công việc/ hạng mục/ công trình khi bàn giao phải đảm bảo chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 
  • Quản lý công tác thi công xây dựng công trình: Việc triển khai thi công xây dựng công trình và quản lý công tác thi công xây lắp phải được tuân thủ chặt chẽ theo các quy định của Pháp luật đã nêu trong: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Quản lý khối lượng và giá hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng có trách nhiệm thực hiện khối lượng công việc theo đúng khối lượng đã ký kết trong hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Trong trường hợp điều chỉnh khối lượng của hợp đồng cần căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2016/TT-BXD để thực hiện.
  • Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ: Về công tác quản lý an toàn lao động: Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao; Bên nhận thầu phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng và bảo vệ, tiêu chuẩn thay thế các thiết bị này.

Về công tác Phòng chống cháy nổ: Các bên tham gia hợp đồng thi công phải tuân thủ các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ; Lắp đặt và duy trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy để có thể kiểm soát, cảnh báo hoặc dự đoán một cách hợp lý, tránh không để xảy ra các thiệt hại về người và tài sản do cháy;

  • Quản lý Điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng: Thực hiện đầy đủ các quy định nêu tại Điểm a, b, c, d, đ Điều 7 Thông tư 09/2016/TT-BXD và các nội dung đã được thống nhất giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật đầu tư xây dựng công trình áp dụng cho hợp đồng đã được ký kết giữa các bên.
Tải xuống 7 mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở, mẫu hợp đồng xây dựng thô, mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở, mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng, mẫu hợp đồng xây dựng trọn gói

Quy định về quản lý hợp đồng xây dựng

Điều 7, Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định về việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:

1. Quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng xây dựng

– Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.

–  Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng. Trong đó: 

+ Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. (căn cứ tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định 37/2016/NĐ-CP)

+ Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu. (căn cứ tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2016/NĐ-CP).

2. Quy định về việc xử lý kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và ý kiến phản hồi của các bên

Quy định về Hình thức trình bày kiến nghị, đề xuất, yêu cầu

  • Tất cả các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản. 
  • Các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng phải gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Quy định nội dung của văn bản kiến nghị, đề xuất và yêu cầu 

  • Nội dung văn bản kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. 

Quy định thời gian trả lời kiến nghị, đề xuất, yêu cầu 

  • Khi nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của một bên, bên kia phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đúng thời hạn quy định đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, nhưng tối đa là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Sau khoảng thời gian này nếu bên nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu không giải quyết mà không đưa ra lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia, thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).

3. Quy định quản lý hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC hay hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu (Theo điểm g, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

Khoản 4, Điều 1, Nghị định 50/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính phủ quy định 

  • Trước khi tiến hành mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC bên nhận thầu phải tiến hành lập các yêu cầu về thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ để trình bên giao thầu cho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành mua sắm nêu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chấp thuận của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm của bên nhận thầu đối với việc mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC. 
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng EPC thì bên nhận thầu có trách nhiệm tuân thủ hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ kèm theo của vật tư, thiết bị công nghệ trong hợp đồng EPC. 
  • Bên nhận thầu có thể trực tiếp tiến hành mua sắm hoặc thuê thầu phụ để mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC.

Mục 2, Điều 5, Thông tư 30/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về việc quản lý thực hiện hợp đồng EPC như sau: 

  • Quản lý phạm vi thực hiện các công việc theo mục tiêu của gói thầu và theo danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết; kiểm tra tính chính xác, sự đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được áp dụng cho các công việc của hợp đồng EPC.
  • Quản lý tiến độ thực hiện các công việc phù hợp với tiến độ chung của dự án và hợp đồng EPC đã ký kết.
  • Kiểm tra, quản lý chất lượng, khối lượng các công việc cần thực hiện theo hợp đồng EPC.
  • Quản lý chi phí thực hiện các công việc theo hợp đồng EPC; kiểm soát, thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng EPC.
  • Quản lý an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường;
  • Quản lý điều chỉnh hợp đồng EPC và các nội dung cần thiết khác của hợp đồng EPC.
Nội dung hữu ích: Hướng dẫn viết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng kèm File Mẫu

Quản lý hợp đồng xây dựng với phần mềm FastCons

Phần mềm FastCons là phần mềm quản lý thi công dành cho các nhà thầu xây dựng, hỗ trợ quản lý hợp đồng đối tác hiệu quả, bao gồm: các hợp đồng giao thầu với thầu phụ, hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư, hợp đồng cung cấp vật tư với nhà cung cấp. 

Phần mềm FastCons hỗ trợ quản lý các loại hợp đồng cung ứng vật tư, nhận thầu, giao thầu...
Phần mềm FastCons hỗ trợ quản lý các loại hợp đồng cung ứng vật tư, nhận thầu, giao thầu…

Sử dụng phần mềm sẽ giúp các nhà thầu đơn giản công tác quản lý hợp đồng xây dựng được sử dụng trong một dự án xây dựng cụ thể:

  • Lưu trữ, quản lý, phân loại hợp đồng theo dự án 
  • Quản lý thời hạn hợp đồng, giá trị, thông tin chi tiết, đính kèm file PDF 
  • Quản lý bảng khối lượng nhận thầu và giao thầu ký kết trong hợp đồng xây dựng
  • Quản lý tiến độ thanh toán hợp đồng, tình hình công nợ với đối tác 

Phần mềm FastCons là công cụ quản lý dự án trực tuyến, hữu ích, dễ sử dụng và phục vụ quản lý thi công hiệu quả ở nhiều khía cạnh: vật tư, khối lượng, tiến độ, ngân sách và hợp đồng xây dựng.

Gợi ý bạn tìm hiểu tổng quan về phần mềm quản lý thi công FastCons qua video dưới đây.

Để biết thêm thông tin về phần mềm và nhận tài khoản demo, bạn vui lòng nhập thông tin vào form đăng ký dưới đây hoặc liên hệ hotline 0983-089-715!

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn








    Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

    Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Regis-Form

    Regis-Form

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn