Zalo Youtube Phone

Tổng hợp nội dung, quy định về hồ sơ thiết kế thi công

Nội dung

Hồ sơ thiết kế thi công bao gồm những gì? Tại sao cần đầu tư công sức và chất xám vào hồ sơ thiết kế thi công? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc những nội dung liên quan về hồ sơ thiết kế thi công bao gồm: các thành phần nội dung trong 1 bộ hồ sơ thiết kế thi công, quy định/yêu cầu chung và các lưu ý khác cho kỹ sư công trình khi lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

Hồ sơ thiết kế thi công là gì?

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là tập hợp các loại tài liệu liên quan cung cấp chi tiết thông tin, mô tả về các thông số kỹ thuật, các loại vật liệu xây dựng, các chi tiết cấu tạo các sản phẩm nội thất của một công trình. Các số liệu được trong hồ sơ thi công phải đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong thi công thực tế và phải phù hợp với các tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

Khi thi công xây dựng trọn gói một công trình cụ thể sẽ bao gồm bản vẽ thi công cùng các chi tiết có liên quan đến bản vẽ, thể hiện được kích thước, vị trí cùng các bộ phận, vật liệu và những thiết bị được sử dụng trên thực tế. Thông qua hồ sơ thiết kế thi công, chủ đầu tư sẽ có cái nhìn đầy đủ về công trình khi hoàn thiện bàn giao sẽ như thế nào.  

Bên cạnh đó, thông qua hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, đơn vị thiết kế – thi công có thể dễ dàng dự toán kinh phí và khối lượng nguyên vật liệu, qua đó giúp công việc giám sát và đẩy mạnh tiến độ công trình tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn.

Thay thế phương thức quản lý hồ sơ dự án hiện tại, quản lý tập trung hồ sơ nhiều dự án, từng dự án theo cây thư mục, quản lý tài liệu dự án gắn với đối tượng nhật ký thi công, task công việc, tích hợp BIM Viewer và chữ ký số trên 1 phần mềm FastCons. Tìm hiểu chi tiết.

Hồ sơ thiết kế thi công gồm những gì?

Một bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 3 thành phần chính: 

  • Phần thuyết minh và các tài liệu cơ sở
  • Phần bản vẽ 
  • Phần các tài liệu kinh tế kỹ thuật liên quan

Trong đó: 

  • Phần thuyết minh và các tài liệu cơ sở bạn có thể tham khảo các mẫu có sẵn của các bộ ban ngành. Phần này có thể giống nhau giữa các bộ hồ sơ thiết kế. 
  • Phần bản vẽ có thể bao gồm nhiều loại bản vẽ khác nhau. Tùy vào tính chất của từng loại công trình xây dựng. Có thể bao gồm các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ kết cấu gồm chi tiết móng, mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột, mặt bằng kết cấu sàn, thống kê thép, bản vẽ điện, bản vẽ nước, bản vẽ lò sưởi, bản vẽ hệ thống thông gió,… 
  • Số lượng bản vẽ tối đa là 30. Bản vẽ bắt buộc phải thể hiện được kết cấu, thông số của các công trình xây dựng để phục vụ kỹ sư đọc bản vẽ tiến hành xây dựng và cũng phải đảm bảo chính xác phù hợp với quy định của Nhà nước.  
  • Phần tài liệu kinh tế, kỹ thuật liên quan bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình; Các số liệu kinh tế kỹ thuật được tiên lượng có liên quan đến giá thành thi công công trình, từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn xây lắp trên thực tế.
Kỹ sư tham khảo 7+ phần mềm thiết kế xây dựng thông dụng, hiệu quả

Nội dung các thành phần trong hồ sơ thiết kế thi công

Theo quy định, hồ sơ thiết kế thi công bao gồm 6 nội dung sau:

  • Hồ sơ thiết kế cơ sở
  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ thiết kế thi công nội thất
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu của công trình
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu M&E
  • Dự toán về hồ sơ thiết kế

1. Hồ sơ thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập dựa trên cơ sơ phương án thiết kế, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước tiếp theo

Một bộ hồ sơ thiết kế thi công cơ sở bao gồm các nội dung sau: 

  • Bản vẽ thiết kế thi công chi tiết; 
  • Bản vẽ chi tiết sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ; 
  • Mẫu thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công; 
  • Thuyết minh công nghệ; 
  • Dự toán tổng kinh phí cho toàn bộ công trình; 
  • Tờ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công; 
  • Dự toán thi công xây dựng công trình; … 

2. Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình gồm có các nội dung sau: 

  • Tổng mặt bằng và cách thức bố trí công trình, mặt bằng 
  • Bố trí công năng từng tầng, mặt bằng và mặt cắt kỹ thuật thi công
  • Mặt bằng kỹ thuật thi công từng tầng
  • Mặt bằng thiết kế lát sàn từng tầng
  • Bản vẽ chi tiết các khu vực tam cấp, tiền sảnh, tường rào, cầu thang,…

Thông qua hồ sơ thiết kế kiến trúc, kỹ sư có thể hình dung cách bố trí mặt bằng khi thi công các công trình, nhìn được mặt đứng, mặt bằng kỹ thuật, mặt cắt của từng tầng. 

3. Hồ sơ thiết kế thi công nội thất

Bộ hồ sơ thiết kế thi công nội thất gồm 2 thành phần: 

  • Mặt bằng bố trí nội thất ở các tầng
  • Mặt bằng trang trí các tầng, trần đèn

Hồ sơ thiết kế và thi công nội thất sẽ giúp cho đơn vị thiết kế thi công và chủ đầu tư nắm được cách bố trí nội thất trong không gian tổng và các không gian thành phần. Dựa vào bộ hồ sơ thiết kế thi công nội thất, kiến trúc sư sẽ dễ dàng bố trí nội thất cho không gian và lên phương án mua sắm nội thất hợp lý.  

4. Hồ sơ thiết kế kết cấu của công trình

Hồ sơ thiết kế thi công kết cấu công trình – Hồ sơ thiết kế thi công
Hồ sơ thiết kế thi công kết cấu công trình – Hồ sơ thiết kế thi công

Hồ sơ thiết kế thi công kết cấu của công trình gồm các nội dung:

  • Kết cấu móng, bể nước ngầm, bể tự hoại
  • Kết cấu sàn, dầm, cột, bảng thang, tanh lo
  • Hồ sơ kết cấu và thống kê cốt thép

Bộ hồ sơ thiết kế kế cấu của công trình giúp công trình được tiến hành đúng chất lượng kỹ thuật thông qua thể hiện từng bộ phận trong công trình cho đơn vị thi công nắm bắt.

5. Hồ sơ thiết kế kết cấu M&E

Hồ sơ thiết kế thi công kết cấu M&E bao gồm những gì? Hồ sơ thiết kế kết cấu điện nước là một hồ sơ rất quan trọng cần lưu ý khi tiến hành xây dựng. Nó cho biết vị trí các mạch điện cùng vị trí đường dẫn nước trong công trình để giúp phía thi công dễ dàng lắp đặt. 

Tham khảo cách quản lý toàn diện Doanh nghiệp Thi công cơ điện: Từ dự án, kinh doanh, nhân sự, khối văn phòng trên phần mềm FastCons
Hồ sơ thiết kế kết cấu điện, nước – Hồ sơ thiết kế thi công
Hồ sơ thiết kế kết cấu điện, nước – Hồ sơ thiết kế thi công

Hồ sơ thiết kế thi công M&E bao gồm: 

  • Mặt bằng cấp điện động lực, công tắc điện, ổ cắm, điện chiếu sáng từng tầng
  • Sơ đồ nguyên lý cấp điện và nước
  • Mặt bằng bố trí, lắp đặt điều hòa
  • Mặt bằng bố trí tivi, điện thoại, internet,…
  • Mặt bằng bố trí chi tiết hệ thống chống sét, thu lôi
  • Thống kê chi tiết, cấu tạo các thiết bị điện nước,…
Tìm hiểu 5 phần mềm tính toán kết cấu trong xây dựng

6. Dự toán về hồ sơ thiết kế

Trước khi bắt tay khởi công thi công hoặc đấu thầu thì việc lập dự toán kinh phí xây dựng công trình là vô cùng quan trọng. Căn cứ trên hồ sơ thiết kế thi công, các kỹ sư có thể thực hiện bóc tách và dự toán chi phí chính xác theo các yêu cầu đã nêu trong bộ hồ sơ thiết kế thi công. 

Việc dự toán hồ sơ thiết kế thi công cho biết: Khái toán chi phí xây dựng công trình và bảng tiền lương. Thông qua dự toán, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, kỹ sư giám sát công trường có thể nắm bắt chi phí tổng và nguồn nguyên liệu vật tư cần thiết sử dụng. Đồng thời chủ động cân đối ngân sách trong phạm vi dự toán cho phép. 

Quy định, yêu cầu chung về hồ sơ thiết kế thi công

Hiện nay, quy định về hồ sơ thiết kế thi công được quy định trong Luật Xây Dựng năm 2014 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng năm 2020); Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD). 

Nội dung quy định về hồ sơ thiết kế thi công

Nội dung quy định về hồ sơ thiết kế thi công bao gồm:

1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);

2. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức.

3. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.

Khi lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, cần đảm bảo các quy định, yêu cầu sau: 

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trên văn bản pháp luật về trình tự lập và quy cách trình bày, thiết kế hồ sơ
  • Phần thuyết minh và các tài liệu có liên quan được thể hiện trên tờ giấy khổ A4. Các hình vẽ còn lại có thể được trình bày trên các khổ giấy khác nhau. Nhưng cần phải đảm bảo được sự rõ ràng về nội dung và phù hợp các yêu cầu chung của nhà nước về trình bày, thiết kế. 
  • Đối với phần khung tên bản vẽ, cần phải tuân thủ TCVN 5571 (năm 2012) về quy cách trình bày (bao gồm cả kích thước, nội dung, chữ viết,…) 
  • Đường nét thể hiện ở trên bản vẽ phải được trình bày theo quy định TCVN5570 (năm 2012). Cụ thể, nét đậm trong bản vẽ phải từ 0.5mm đến 0.7mm. Trong quá trình trình bày bản vẽ, phải căn cứ vào tỷ lệ bản vẽ để đưa ra tỷ lệ nét vẽ phù hợp. 
  • Tỷ lệ bản vẽ được chọn phải thể hiện được chính xác, rõ ràng các chi tiết bên trong. Đảm bảo không gây nên sự hiểu lầm cho người đọc và phải được thống nhất giữa tất cả bản vẽ sử dụng trong hồ sơ thiết kế.
25 năm kinh nghiệm thiết kế, thi công Công ty giải pháp Cảnh quan đổi mới vận hành với FastCons

Quy định về hình thức & lưu trữ hồ sơ thiết kế thi công

1. Quy định về hình thức hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:

  • Hồ sơ phải được đóng cuốn thành 1 tập 
  • Hồ sơ phải được lập chỉ mục, đánh số thứ tự rõ ràng và đồng nhất để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng và bảo quản lâu dài
  • Trong từng bản vẽ phải có thông tin chi tiết về nhà thầu thiết kế, người kiểm tra, người thiết kế, người đại diện theo pháp luật, … Thông tin này phải được hiển thị rõ ở khung tên
  • Để đảm bảo tỷ lệ cũng như độ sắc nét cho hồ sơ. Các bản vẽ khi in thường chọn in dưới bản vẽ khổ lớn như A0, A1, A2, A3, … định lượng giấy từ 90 ~ 120 gsm. Đối với bản vẽ quy hoạch và bản vẽ phối cảnh, nên chọn in màu nét

2.  Quy định về lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình:

Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

Việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau:

  • Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện;
  • Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  • Lưu ý: Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa. 
So sánh Revit và SketchUp: Hai công cụ hàng đầu cho thiết kế và mô hình hóa 3D trong kiến trúc và xây dựng

Trên đây là toàn bộ nội dung quan trọng cần nắm về hồ sơ thiết kế thi công. Bạn có thể truy cập website Luật chính phủ để đọc đầy đủ văn bản cũng như dẫn luật về hồ sơ thiết kế thi công để phục vụ cho công việc. Ban biên tập FastCons hy vọng bạn đã tìm thấy những nội dung hữu ích từ chuyên mục của chúng tôi. 

—-

FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!

Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn