Quản lý chất lượng công trình xây dựng, bên cạnh việc bám sát tiến độ và ngân sách là một phạm trù quan trọng mà bất kỳ nhà thầu xây dựng nào cũng cần sát sao để đảm bảo công trình đáp ứng các tiêu chí chấp nhận về chất lượng.
Chỉ khi các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn về chất lượng cho phép đưa vào khai thác, sử dụng, thì doanh nghiệp mới có thể hoàn tất nghiệm thu, thu về lợi nhuận và tránh rủi ro đối mặt với các vụ kiện trong tương lai.
Việc tuân thủ kiểm soát chất lượng xây dựng đã được ban hành thành Luật tại Việt Nam. Bản thân các nhà thầu xây dựng cần nghiêm túc áp dụng và tự xây cho mình một quy trình kiểm soát nội bộ, liên tục giám sát trong thực tế và trang bị kiến thức cho nhân viên để phản ứng nhanh với các tình huống có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tiến độ công trình.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?
Chất lượng trong xây dựng có nghĩa là các dự án được hoàn thành theo các hướng dẫn về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng đã được quy định trước khi bắt đầu thi công.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là việc đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đã được quy định trong hợp đồng và nêu rõ trong bản vẽ thi công, và đảm bảo dự án được hoàn thành nằm trong phạm vi ngân sách dự toán.
Chất lượng xây dựng kém có thể có tác động tiêu cực đến khả năng kết thúc dự án. Có tới 60% tổng thầu nói rằng vấn đề về chất lượng có tác động tiêu cực cao hoặc rất cao đến lợi nhuận. Vậy những vấn đề nào dẫn tới nguy cơ không đảm bảo chất lượng công trình và đâu là cách khắc phục từng nguyên nhân?
10 nguyên nhân dẫn tới quản lý chất lượng công trình kém
1. Vật liệu không đạt tiêu chuẩn
Các vấn đề về chất lượng xây dựng có thể phát sinh từ những lỗi thi công rất nhỏ như: nước hoặc cát dư thừa trong bê tông, gỗ xẻ từ những cây còi cọc và thép được phân loại không đúng cách. Những vật liệu này không chỉ dễ bị hỏng sớm mà còn gây nguy hiểm về an toàn trong quá trình xây dựng. Cách duy nhất để đảm bảo vật liệu được cung cấp cho một dự án đạt tiêu chuẩn là chỉ mua từ các nhà cung cấp có uy tín và có nhân viên kiểm soát chất lượng giám sát tất cả các lô hàng nguyên vật liệu.
10 Rủi ro trong quản lý chất lượng công trình
2. Rủi ro trong khâu cung ứng
Các vấn đề với nhà cung cấp có thể làm tăng chi phí và giảm chất lượng ngay cả khi nguyên vật liệu không phải là nguyên nhân. Ví dụ: vật tư xây dựng bị đổi sang nhãn hiệu khác hoặc vật liệu không đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự có thể khiến khách hàng không hài lòng và yêu cầu làm lại tốn thời gian. Các nguy cơ tiềm ẩn trong khâu cung ứng nguyên vật liệu này đỏi hòi các nhà thầu xây dựng phải thường xuyên tiến hành kiểm toán để đảm bảo các đơn vị cung cấp tuân thủ các yêu cầu về chất lượng.
3. Quản lý nhà thầu phụ kém hiệu quả
Một nghiên cứu cho thấy lỗi của con người chiếm hơn một nửa trong số tất cả các lỗi xây dựng. Đặc biệt khi các nhà thầu phụ thuê nhân viên không có kỹ năng phù hợp hoặc chuyên môn không đáp ứng. Việc này sẽ dẫn tới chất lượng thi công không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Việc kiểm toán các nhà thầu phụ là cần thiết đối với các chủ thầu để đảm bảo việc thi công tốt nhất nhờ đảm bảo tay nghề thợ.
4. Thiếu tài liệu
Đôi khi các vấn đề về chất lượng không phải do lỗi hoặc thay đổi thiết kế mà do thiếu tài liệu. Ví dụ, việc thay đổi vật liệu với thời gian bảo trì và thay thế khác nhau có thể dẫn đến việc đội bảo trì xử lý không đúng cách. Việc cập nhật tài liệu liên tục và thông báo cho các đội nhóm những thay đổi trong tài liệu là cần thiết nếu bạn muốn các tổ đội của mình thi công đúng theo quy định đã đưa ra.
5. Thay đổi bất ngờ trong quá trình thi công
Trong quá trình xây dựng, những thay đổi vào phút cuối thường gây ra những vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. Ví dụ, tại Kansas City Hyatt Regency vào tháng 7 năm 1981, một sự thay đổi trong thiết kế của các giá đỡ thanh giằng đã dẫn đến một vụ tai nạn sập giàn gây thương vong. Hãy đảm bảo kế hoạch thi công được chốt là phương án cuối cùng trước khi bắt tay vào thi công và hạn chế tối đa vấn đề sửa đổi phạm vi dự án trong suốt quá trình thực hiện.
6.Tăng phạm vi dự án
Hầu hết các dự án xây dựng đều bị bắt đầu nhỏ hơn và đơn giản hơn nhiều so với kết thúc. Việc thay đổi quy mô phạm vi dự án sẽ kéo theo vấn đề về tiến độ kéo dài và đội vốn thi công so với tổng định mức dự toán ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các nhà thầu thi công, chưa kể gây mất uy tín khi công trình hoàn thiện không giống với thiết kế ban đầu.
7. Đội nhóm phối hợp kém
Thiếu giao tiếp và phối hợp kém giữa các nhóm thi công sẽ dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo. Thiếu giao tiếp dẫn đến việc sử dụng các kỹ thuật mới không hiệu quả, tài liệu bị lỗi và thiếu thử nghiệm cấp hai và cấp ba để xác định các vấn đề hiện tại. Tăng cường giao tiếp sẽ giúp các thành viên nắm chắc tình hình thi công và chủ động tiến hành công việc của mình.
8. Bản vẽ thiết kế quá phức tạp
10 Rủi ro trong quản lý chất lượng công trình
Các công trình có bản vẽ thiết kế quá phức tạp sẽ dẫn tới nguy cơ khó thi công trong thực tế, và kéo theo việc quản lý chất lượng công trình không được đảm bảo. Do đó, nguyên tắc khi thiết kế là các kỹ thuật phức tạp và các kết cấu bất thường phải được giảm thiểu, đặc biệt trong các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng tiên tiến và xây dựng thương mại. Hơn nữa, các thiết kế đơn giản hóa mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn cho công ty xây dựng trong khi vẫn duy trì chất lượng cao nhất.
9. Thiếu quy trình quản lý phù hợp
Sử dụng hệ thống quản lý quy trình xây dựng phù hợp, bạn có thể xác định khoảng thời gian tốt nhất để kiểm tra lỗi và thiếu sót trong công việc, nhanh chóng theo dõi các dự án hiện tại và đánh giá được chất lượng công trình.
10. Không thanh tra, kiểm tra định kỳ
Một số nhà thầu tiếp tục sử dụng các thiết kế thiếu sót hoặc bỏ qua các vấn đề về chất lượng khi phát hiện ra qua công tác thanh kiểm tra sẽ dẫn tới nguy cơ mất an toàn và chất lượng kém. Các nhà thầu có thể thuê 1 đơn vị thứ 3 để thực hiện công tác thanh kiểm tra. Nhưng cũng cần chủ động thực hiện kiểm tra chất lượng ở bất kỳ hạng mục nào đang thực hiện và được nghiệm thu.
Để hạn chế tối đa những lỗi sai đáng tiếc và đảm bảo chất lượng công trình đạt chuẩn để đưa vào sử dụng, khai thác. Tại Việt Nam, Nhà nước đã liên tục ban hành, sửa đổi các Nghị định, Luật Xây dựng để phù hợp với tình hình Ngành xây dựng qua các năm. Mời bạn tiếp tục tham khảo nội dung dưới đây.
Nguyên tắc & quy định trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
Đối với ngành xây dựng tại Việt Nam, Bộ xây dựng đã ban hành các quy định rất cụ thể liên quan tới vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Dưới đây là 6 nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình tại Việt Nam mà các nhà thầu & công ty xây dựng cần lưu ý. Chúng tôi xin được trích dẫn nguyên văn văn bản pháp luật để đảm bảo tính toàn vẹn của Luật.
Trích dẫn Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng:
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 nêu trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.
Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm những gì?
Việc tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm các nội dung và công việc sau:
- Lập hệ thống quản lý chất lượng cho từng công trình phải phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng đó. Trong đó, cũng cần quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, tổ đội thi công công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Tiến hành thực hiện các thí nghiệm sau: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, và kiểm tra thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế
- Lập đầy đủ và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định
- Lập đầy đủ và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công
- Kiểm tra vấn đề an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành
- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư
- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc
Quy trình quản lý & kiểm soát chất lượng công trình xây dựng
Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng hay còn gọi là QA/QC diễn ra như thế nào?
Thông thường, việc thiết lập các quy trình quản lý chất lượng dự án xây cần được xây dựng theo 2 nguyên tắc: đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC)
Đảm bảo chất lượng, hay còn gọi là QA, bao gồm:
- Đề xuất các quy trình thực hiện và biện pháp thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng dự án.
- Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn công việc thi công chi tiết cho từng dự án cụ thể, lưu hồ sơ quản lý chất lượng.
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất việc thực hiện quy trình.
- Điều chỉnh, phát triển quy trình phù hợp với từng dự án, sản phẩm khác nhau.
Kiểm soát chất lượng, hay còn gọi là QC, bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào
- Kiểm tra xem một công việc/hạng mục đã được hoàn thành một cách chính xác theo tiêu chuẩn thiết kế hay chưa.
- Đo lường đặc điểm chất lượng của một hạng mục để quyết định có nghiệm thu hay không, và trong trường hợp chưa đáp ứng thì cần thực hiện những điều chỉnh thay đổi nào
Đọc thêm: Tìm hiểu module quản lý chi phí công trình trên phần mềm FastCons
FastCons giúp quản lý chất lượng công trình xây dựng như thế nào?
Việc quản lý chất lượng công trình đòi hỏi sự tham gia và nỗ lực của tất cả các bên liên quan có tham gia vào quá trình thi công xây dựng. Các chiến lược, quy trình, quy định cần được đưa ra cụ thể cho từng dự án là cần thiết để đảm bảo các thành viên nắm rõ vai trò và chủ động trong khâu kiểm soát chất lượng công trình.
Bên cạnh đó, các nhà thầu xây dựng hiện nay cũng ưu tiên đưa công nghệ vào áp dụng để cải thiện vấn đề quản lý chất lượng được thực tế và hiệu quả hơn.
Phần mềm quản lý tiến độ thi công FastCons
Phần mềm FastCons là công cụ quản lý tiến độ, chất lượng công trình trực tuyến hiệu quả hiện nay.
FastCons được phát triển dựa trên thực tế thi công tại các nhà thầu Việt Nam, hỗ trợ tốt trong khâu báo cáo – theo dõi – cập nhật tiến độ và kiểm soát chất lượng công trình. Cụ thể như:
- Báo cáo khối lượng, đánh giá các vấn đề thi công thông qua tính năng lập nhật ký thi công hàng ngày
- Cảnh báo các hạng mục chậm tiến độ, nguy cơ vượt định mức để hạn chế rủi ro kéo dài tiến độ hoặc tăng ngân sách gây lỗ công trình
- Tổ chức kế hoạch thi công và nhập dự toán đầu vào cho từng hạng mục
- Cho phép các thành viên trong dự án trao đổi, cập nhật, truy xuất thông tin dễ dàng
Tạo ra môi trường làm việc cộng tác mạnh mẽ, phần mềm FastCons được đánh giá là công cụ quản lý dự án hiệu quả bậc nhất hiện nay cho các nhà thầu công trình, xây lắp, cơ điện và nội thất nên đưa vào áp dụng.
Nếu bạn cần thêm thông tin và quan tâm trải nghiệm thử phần mềm, vui lòng gọi tới hotline 0983-089-715 hoặc đăng ký demo qua form dưới đây!