Quản lý chất lượng trong xây dựng là các chính sách, quy trình và thủ tục được đưa ra (thường do ban quản lý) đưa ra dưới dạng sơ đồ nhằm cải thiện khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công trình xuyên suốt quá trình thực hiện dự án – trên cơ sở cải tiến nhất quán và liên tục.
Việc lập một sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng tốt và phù hợp với quy mô và tính chất thi công của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà thầu kiểm soát tốt hơn rủi ro chất lượng và trang bị kỹ năng tốt hơn cho nhân viên.
Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng chuẩn và các lưu ý khi thiết lập sơ đồ quản lý chất lượng phù hợp.
Khái quát về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Theo Luật Xây dựng, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng, nêu rõ định nghĩa: “Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hành động kiểm soát của các cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng và điều luật khác gắn liền trong quá trình trước, trong và sau đầu tư xây dựng công trình, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các quy định về chất lượng và an toàn của công trình”.
Quản lý chất lượng công trình là nhiệm vụ bắt buộc
Quản lý chất lượng công trình là 1 trong 6 nội dung về quản lý công trình được quy định thành Luật bao gồm:
- Quản lý về chất lượng thi công xây dựng
- Quản lý về khối lượng thi công xây dựng công trình
- Quản lý về tiến độ thi công xây dựng công trình.
- Quản lý các hợp đồng xây dựng
- Quản lý về chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng
- Quản lý về an toàn lao động, môi trường xây dựng
Ai là người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng?
Cũng theo Luật quy định, tất cả thủ thể có quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan tới một công trình phải có trách nhiệm tham gia, đóng góp vào quá trình quản lý chát lượng của công trình xây dựng đó. Mục đích cuối cùng là đảm bảo công trình hoàn thiện đạt chất lượng đã đề ra, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan.
Về cơ bản, Quản lý chất lượng thi công xây dựng là hoạt động quản lý, kiểm soát và đảm bảo việc thi công công trình theo đúng quy định về chất lượng đã nêu rõ trong bản vẽ thi công và các hợp đồng xây dựng.
Việc đánh giá chất lượng một công trình được xem xét ở 2 giai đoạn:
- Trong quá trình chuẩn bị, trước khi thực hiện thi công dự án
- Trong quá trình đưa vào sử dụng, khai thác công trình
Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng
Trích Điều 23 – Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Luật xây dựng được Chính phủ ban hành liên quan tới Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng. Trình tự và quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện như sau:
“Điều 23. Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát xuyên suốt công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị, cấu kiện được đưa vào sử dụng trong công trình. Thực hiện chạy thử và tiến hành nghiệm thu các hạng mục công trình và công trình đã hoàn thành vào sử dụng.
Quy định về trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể như sau:
- Quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng.
- Quản lý chất lượng thi công của nhà thầu trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát chủ đầu thi công xây dựng công trình, kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng trong cả quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát chất lượng nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm thử tải, thí nghiệm đối chứng và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn, bộ phận và công trình thi công xây dựng
- Nghiệm thu các hạng mục công trình, công trình đã hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và thực hiện bàn giao công trình xây dựng.”
Như vậy, trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Quy trình được triển khai mang tính trình tự thời gian và phải đảm bảo chất lượng chung
- Việc kiểm soát chất lượng cần được thực hiện ở tất cả các giai đoạn bao gồm các hoạt động: giám sát, thí nghiệm, nghiệm thu, tái kiểm tra công tác nghiệm thu
- Tất cả bộ phận cần phân công kiểm soát lẫn nhau và phối hợp để cùng quản lý chất lượng công trình xây dựng
Ngoài ra, khi xây dựng quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng cần lưu ý việc phân công trách nhiệm cá nhân thật cụ thể rõ ràng, và hướng dẫn phối hợp chéo team để đảm bảo các đội nhóm biết cách phối hợp cùng nhau.
Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm những gì?
Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Trong bất kỳ công trình nào, nếu không có sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng, các nhà quản lý sẽ rất khó để nắm bắt tổng quan và giám sát từng hạng mục.
Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng cần được lập xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác.
Để tạo được sơ đồ quản lý chất lượng thi công & hồ sơ quản lý chất lượng thi công, nhà thầu cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng
- Bước 2: Lập, trình lên chủ đầu tư chấp hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm: mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng công trình.
- Bước 3: Bố trí nhân lực, thiết bị thi công tại công trường. Quản lý chất lượng mua sắm, sản xuất/ chế tạo vật liệu, thiết bị thi công cần sử dụng.
- Bước 4: Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra để đảm bảo chất lượng của vật liệu, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ, sản phẩm xây dựng trước và trong thi công.
- Bước 5: Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng. Tiến hành kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và và lắp đặt thiết bị. Xử lý, khắc phục sai sót, khiếm khuyết nếu có.
- Bước 6: Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu.
- Bước 7: Lập nhật ký thi công xây dựng công trình.
- Bước 8: Lập bản vẽ hoàn công và yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu và báo cáo về tiến độ, chất lượng công trình.
- Bước 9: Hoàn trả mặt bằng, di dời vật tư máy móc sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình.
Tại sao cần lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng?
Bên cạnh lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình là quy định đã được nêu rõ ràng trong các Nghị định của Chính phủ về Xây dựng. Thì việc lập hồ sơ hay sơ đồ quản lý chất lượng thi công sẽ có ý nghĩa đối với tất cả các bên tham gia và đóng góp vào thành công chung của dự án.
- Với chủ đầu tư: Nghiệm thu công trình đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đã đề ra
- Với nhà thầu: tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tối ưu chi phí thi công và giúp tăng năng suất của các tổ đội thi công
Sơ đồ quản lý thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng
Việc lập hồ sơ cũng cần phải chặt chẽ và đảm bảo tất cả hạng mục công việc đều được nêu ra để thực hiện giám sát, kiểm soát chất lượng. Bất kỳ hạng mục nào không đạt chất lượng sẽ phải làm lại, gây rủi ro ảnh hưởng tiến độ các hạng mục khác và kéo dài tiến độ toàn công trình, chưa kể tới phát sinh chi phí nhân công và vật liệu.
Do đó, việc lập hồ sơ và thắt chặt vấn đề kiểm soát chất lượng thi công tại các công trường xây dựng là vô cùng quan trọng.
Các quy tắc cần lưu ý khi lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Theo quy định của Chính phủ được ghi trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP, bên cạnh nêu rõ việc quản lý chất lượng công trình cần phải liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện, chuẩn bị đầu tư xây dựng, sử dụng và quản lý công trình, nhằm mục đích đảm bảo an toàn và chất lượng. Còn có các quy tắc khác mà chủ đầu tư hay nhà thầu cần lưu ý trong văn bản nghị định. (Tác giả lược bớt) Như sau:
- Phải kiểm tra liên tục công trình xây dựng. Việc kiểm tra cần thực hiện theo đúng các quy định có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn cho con người, tài sản và các công trình gần kề.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trong việc sát sao công trình được thi công đúng theo quy mô, hình thức quản lý, thỏa thuận giao – mời thầu đã ký.
- Hạng mục chỉ được phép đưa vào hoạt động nếu hoàn tất đầy đủ các công đoạn nghiệm thu, và văn bản nghiệm thu phải được ký kết do người có trách nhiệm và thẩm quyền.
- Việc xuất trình giấy tờ liên quan đến cấp phép xây dựng là yêu cầu bắt buộc với các nhà thầu tham gia vào quá trình xây dựng – bất kể chính hay phụ.
- Cơ quan chuyên môn có chức năng: hướng dẫn, cung cấp giấy tờ hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu quản lý chất lượng công trình và chủ động sát sao việc nghiệm thu, kiểm tra đầy đủ các tiêu chí đạt và chưa đạt.
Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung theo Pháp luật quy định về quy trình và sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng. Việc nắm vững các quy trình, quy định này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro không đạt chất lượng công trình dẫn tới những nguy cơ chậm tiến độ, đội vốn, thi công lại gây mất uy tín của nhà thầu và chủ đầu tư.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của FastCons. Hy vọng thông tin hữu ích với công việc quản lý dự án hàng ngày của bạn!
—-
FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!
Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!