Khảo sát xây dựng (Construction Surveying) là một phạm trù quan trọng được quy định rõ ràng trong các bộ Luật và thông tư được Bộ xây dựng ban hành. Việc khảo sát xây dựng đóng vai trò quan trọng là cơ sở xác định tiêu chuẩn các dự án công trình xây dựng. Vậy việc khảo sát xây dựng được tiến hành như thế nào? Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động khảo sát xây dựng? Cùng chúng tôi tham khảo qua bài tổng hợp thông tin dưới đây.
Khảo sát xây dựng là gì?
Khảo sát xây dựng hoặc khảo sát công trình là quá trình khảo sát để xác định, đánh dấu vị trí xây dựng, đường, vỉa hè, khu vực thi công… mà kỹ sư đã thiết kế. Các điểm đánh dấu này được đánh dấu trên cùng 1 hệ tọa độ phù hợp được chọn cho từng loại dự án khác nhau.
có 5 loại hình khảo sát xây dựng bao gồm:
– Khảo sát hiện trạng công trình
– Khảo sát địa hình
– Khảo sát địa chất công trình
– Khảo sát địa chất thủy văn
– Khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng
Qua từng năm, Bộ xây dựng đã liên tục ban hành các quy định, chỉ thị mới liên quan tới công tác khảo sát xây dựng nhằm đảm bảo đúng, sát sao nhất với thực tế trong ngành Xây dựng. Bạn nên đọc đầy đủ Thông tư, Nghị định để nắm đầy đủ nhất các nội dung. Dưới đây là các nội dung sơ bộ và quan trọng cần lưu ý.
Quy trình khảo sát xây dựng
Quy trình thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Lập, trình và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng
Lưu ý: Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải được căn cứ trên loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng
Bước 2: Lập, trình và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
Trong đó, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được chỉ rõ các nội dung:
- Cơ sở lập phương án kỹ thuật
- Thành phần – khối lượng công tác khảo sát
- Phương pháp – thiết bị khảo sát
- Tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật và quy định tổ chức thực hiện/ kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng
- Biện pháp an toàn cho người, thiết bị, biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan…
Lưu ý: Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu được ghi trong nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ chặt chẽ quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng đang được áp dụng
Bước 3: Tiến hành thực hiện khảo sát xây dựng
Lưu ý: Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ theo phương án kỹ thuật đã lập trước đó. Đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát
Bước 4: Báo cáo, nghiệm thu, chấp thuận kết quả khảo sát xây dựng
Lưu ý: Kết quả khảo sát phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo đúng quy trình, quy định
Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan trong khảo sát xây dựng
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng.
Theo quy định tại Điều 76 Luật Xây dựng, chủ đầu tư có các quyền và nghĩa vụ được liệt kê dưới đây:
Quyền của chủ đầu tư:
- Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
- Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
- Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
- Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Nghĩa vụ của chủ đầu tư:
- Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
- Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
- Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
- Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
- Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Xây dựng, các nhà thầu khảo sát xây dựng cần tuân thủ quyền và nghĩa vụ cá nhân như sau:
Quyền của nhà thầu khảo sát xây dựng:
- Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
- Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng:
- Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng
- Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế
- Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan
Cách tính chi phí khảo sát xây dựng
Hướng dẫn lập dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo quy định ban hành tại Thông tư 11/2021/TT-BXD. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021 và thay thế cho Thông tư 09/2019/TT-BXD và Thông tư 02/2020/TT-BXD.
Công thức lập dự toán chi phí khảo sát xây dựng: Gks = (T + GT + TL+ Cpvks ) x(1 + TGTGT) + Cdp |
Chú thích ký tự:
- Gks: dự toán chi phí khảo sát xây dựng
- T: chi phí trực tiếp (bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công)
- GT: chi phí gián tiếp (bao gồm: chi phí chung, chi phí xây dựng lán trại nhà tạm, chi phí không xác định nằm ngoài thiết kế,…)
- TL: thu nhập chịu thuế tính trước (bằng 6% trên tổng chi phí trực tiếp (T) và chi phí gián tiếp (GT))
- Cpvks : chi phí khác phục vụ công tác khảo sát
- TGTGT: thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác khảo sát xây dựng
- Cdp : chi phí dự phòng (tối đa 10% tổng tất cả các chi phí nêu trên)
Hướng dẫn báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
Để đảm bảo bản báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gửi lên đã đúng, đạt yêu cầu và không bị chủ đầu tư trả về. Bạn cần nắm rõ các nội dung của báo cáo kết quả xây dựng được quy định tại Điều 29 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Các nội dung báo cáo bao gồm:
- Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng
- Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng
- Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình
- Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện
- Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích
- Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có)
- Kết luận và kiến nghị
- Các phụ lục kèm theo
Ai là người có trách nhiệm phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng?
Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân có trách nhiệm phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải thực hiện phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp trên báo cáo, hoặc yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế, hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để kiểm tra, thẩm tra báo cáo trước khi thực hiện phê duyệt.
Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng
Theo Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng. Cần lưu ý:
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Hoặc thuê cá nhân/ đơn vị ngoài thực hiện trong trường hợp chưa chọn được nhà thầu thiết kế
- Việc giao nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải được quy định bằng việc ký kết hợp đồng
Các nội dung trong nhiệm vụ khảo sát xây dựng:
- Mục đích
- Phạm vi khảo sát
- Yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nếu có
- Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát, dự toán khảo sát xây dựng nếu có
- Thời gian thực hiện khảo sát
Mẫu văn bản nhiệm vụ khảo sát xây dựng:
NHIỆM VỤ KHẢO SÁT 1. Căn cứ pháp lý: Căn cứ Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ [nêu các căn cứ pháp lý khác liên quan]; Căn cứ Văn bản số …… ngày …. của [ghi tên đơn vị trình] về việc trình duyệt Nhiệm vụ khảo sát xây dựng công trình [ghi tên công trình] thuộc dự án [ghi tên dự án], 2. Mục đích khảo sát: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 3. Phạm vi khảo sát: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 4. Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 5. Khối lượng khảo sát xây dựng (dự kiến): ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 6. Dự toán chi phí khảo sát: …………………………………….. (chi tiết xem Phụ lục kèm theo) 7. Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. PHỤ LỤC: DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT |
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin khái niệm, quy trình, quy định, cách tính chi phí Khảo sát xây dựng theo các Thông tư, Nghị định được ban hành có hiệu lực mới nhất hiện nay. Hy vọng đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề Khảo sát xây dựng.
—-
FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!
Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!