Zalo Youtube Phone

Danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo quy định

Nội dung

Công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình cần được tiến hành xuyên suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư và thi công xây dựng. Để đảm bảo không bị bỏ sót bất kỳ thông tin nào khi mà khối lượng công việc và dữ liệu dự án là cực kỳ lớn. 

Để đảm bảo công tác lập hồ sơ không xảy ra sai sót, bài viết này FastCons tổng hợp tới bạn file hồ sơ quản lý chất lượng công trình đầy đủ. Mời bạn tham khảo và tải về sử dụng. 

Danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ, danh mục hồ sơ chất lượng công trình đầy đủ nhất bao gồm 16 loại văn bản, hồ sơ, tài liệu sau: 

  1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền
  2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
  3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
  4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.
  6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
  7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
  8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.
  9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.
  10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
    1. Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa.
    2. An toàn phòng cháy, chữa cháy.
    3. An toàn môi trường.
    4. An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
  11. đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
  1. Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
  2. Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;
  3. Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.  
  1. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
  2. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  3. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
  4. Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này (nếu có).
  5. Các hồ sơ/ tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này (nếu có).
  6. Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng
Doanh nghiệp Xây dựng quản lý thiếu khoa học, rời rạc hồ sơ dự án xây dựng, khó khăn trong tra cứu, tìm kiếm hay đối chiếu. Tìm hiểu cách quản lý toàn bộ hồ sơ tài liệu dự án xuyên suốt các giai đoạn dự án, quản lý trọn vẹn hồ sơ theo vòng dự án theo cây thư mục, quản lý hàng trăm hồ sơ dự án cùng lúc trên FastCons. Nổi bật với tích hợp Bim Viewer và Ký số ngay trên tài liệu.

Bộ hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện gồm những gì? 

Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện công trình

Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện công trình

Bên cạnh danh mục hồ sơ chất lượng công trình, theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, Nhà nước cũng đã ban hành quy định liên quan về Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình gồm 7 loại giấy tờ sau: 

  1. Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  2. Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
  3. Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  4. Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng.
  5. Các kết quả thí nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  6. Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định.
  7. Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Quy định về hồ sơ quản lý chất lượng công trình (Trích: Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

Quy định về hồ sơ quản lý chất lượng công trình (Trích: Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

Tải File hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Mẫu danh mục hồ sơ chất lượng công trình (nguồn: Sưu tầm)

Mẫu danh mục hồ sơ chất lượng công trình (nguồn: Sưu tầm)

Tải đầy đủ file hồ sơ quản lý chất lượng công trình TẠI ĐÂY

Câu hỏi liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Ai là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ chất lượng công trình?  

Theo quy định tại Mục d Khoản 4 Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Bên giao thầu (bên mua sản phẩm, cấu kiện, thiết bị – gọi tắt là hàng hóa) Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định. Cũng theo quy định này, Hồ sơ thuộc nội dung của bên nào thực hiện thì bên đó phải có trách nhiệm lập và cung cấp đầy đủ. 

Tất cả công trình đều phải lập danh mục hồ sơ quản lý chất lượng như nhau? 

Không phải công trình nào thì hồ sơ quản lý chất lượng công trình cũng bao gồm đầy đủ 16 nội dung trên. Ví dụ: Công trình không có di dân lòng hồ, thì không có văn bản liên quan, hay công trình có gì phải tồn tại cần sửa chữa, khắc phục… thì không cần đầy đủ toàn bộ tài liệu. 

Kết luận

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình là không thể thiếu mỗi khi tiến hành xây dựng công trình. Với từng công trình, hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ, tài liệu nào? Bạn có thể tìm đọc đầy đủ nội dung quy định về quản lý chất lượng, bảo trì công trình do Bộ xây dựng ban hành tại Phụ lục III Thông tư 26/2016/TT – BXD. Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây hữu ích với bạn. 

Chia sẻ của BLD Công ty Handico 30 về số hóa doanh nghiệp Xây dựng và công cụ Handico 30 đang triển khai quản lý doanh nghiệp, dự án thi công!

FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!

Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Đăng ký nhận tin

Đăng ký mail để nhận những thông báo và ưu đãi từ FastCons.

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn