Bảo hành công trình và quy định về bảo hành công trình xây dựng gồm những nội dung gì? Trách nhiệm của nhà thầu hay chủ đầu tư về bảo hành công trình là gì?
Mời bạn đọc chi tiết bài viết tổng hợp dưới đây.
Bảo hành công trình xây dựng là gì?
Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng – Theo Khoản 17 Điều 2 Nghị định 06/2021.
Nội dung bảo hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng do lỗi của nhà thầu. Thiết bị của nhà thầu nào thì do nhà thầu cung ứng đó thực hiện bảo hành.
Quy định nội dung chi tiết về bảo hành công trình được căn cứ theo 2 văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng năm 2014
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Văn bản Quy định về bảo hành công trình
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014, Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng như sau:
“Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
2. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
5. Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
6. Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
7. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.”
Quy định trách nhiệm các bên khi bảo hành công trình
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng như sau
Trích dẫn “Điều 29. Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
2. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
7. Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, hình thức, giá trị và thời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.”
Quy trình bảo hành công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP, việc bảo hành công trình xây dựng được thực hiện như sau:
- Bước 1: Trong thời gian bảo hành, khi phát hiện hư hỏng hoặc khiếm khuyết, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thông báo cho chủ đầu tư và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, cùng nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
- Bước 2: Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị có trách nhiệm phân công nhiệm vụ và chịu trách nhiệm chi phí liên quan đến việc thực hiện bảo hành. Nhà thầu có quyền từ chối bảo hành trong trường hợp hư hỏng hoặc khiếm khuyết không phát sinh do lỗi của mình hoặc do nguyên nhân không thể kiểm soát được. Trong trường hợp nhà thầu gây ra hư hỏng hoặc khiếm khuyết nhưng không thực hiện bảo hành, chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện bảo hành.
- Bước 3: Chủ đầu tư tiến hành kiểm tra và nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu, sau đó xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng khi thời gian bảo hành kết thúc. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận việc hoàn thành bảo hành công trình khi chủ đầu tư yêu cầu.
Câu hỏi thường gặp về bảo hành dự án công trình
Tại sao cần bảo hành công trình?
Khi những công trình được sử dụng trong một thời gian dài, chúng dần bị suy giảm chất lượng, các thiết bị hư hỏng và tường có thể xuất hiện nứt nẻ. Điều này dẫn đến việc mất đi vẻ đẹp ban đầu của công trình và giảm khả năng an toàn cho người dân sử dụng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần phải thực hiện bảo hành công trình, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng, đặc biệt là việc bảo trì và sửa chữa công trình.
Thời hạn bảo hành công trình là bao lâu?
Tính từ thời điểm việc bảo hành có hiệu lực, thời hạn bảo hành được quy định như sau. Trích Khoản 5 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
- Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
- Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
- Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
Tính thời hạn bảo hành công trình từ khi nào?
Theo Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
Mức tiền bảo hành công trình tối thiểu là bao nhiêu?
Theo Khoản 7 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về mức tiền bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng như sau:
– Tối thiểu 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
– 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
– Đối với công trình sử dụng vốn khác có thể áp dụng mức 3% hoặc 5%
Bảo hành công trình xong xác nhận như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 của Nghị định hiện hành, khi thời gian bảo hành kết thúc, nhà thầu thi công công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị phải lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành và gửi cho chủ đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu theo các phương thức sau:
- Xác nhận bằng văn bản.
- Hoàn trả tiền bảo hành.
- Hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương.
Trong trường hợp kết quả kiểm tra và nghiệm thu cho thấy công tác bảo hành đáp ứng đủ yêu cầu, thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tham gia xác nhận việc hoàn thành bảo hành công trình xây dựng khi được yêu cầu bởi chủ đầu tư.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bảo hành công trình, trả lời các câu hỏi về vai trò, quy định về bảo hành công trình, trách nhiệm các bên khi tham gia bảo hành công trình. Hy vọng bạn đã tìm thấy thông tin cần thiết từ bài viết của chúng tôi.
—-
FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!
Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!