30+ Thuật ngữ Xây dựng quan trọng nhà quản lý cần nắm rõ

Nội dung

Giống như các ngành nghề khác, ngành xây dựng cũng có nhiều thuật ngữ và cách truyền đạt khái niệm riêng. Nếu bạn đang phát triển sự nghiệp trong mảng xây dựng, hoặc đang hợp tác với các nhà thầu, kiến ​​trúc sư thì việc hiểu rõ các thuật ngữ xây dựng là điều cần thiết. 

Đặc biệt trong các cuộc họp hoặc khi đọc tài liệu được chia sẻ, bạn sẽ bắt gặp một số thuật ngữ và từ viết tắt về chuyên ngành xây dựng. Nếu không biết những thuật ngữ này, khi trao đổi hoặc ký hợp đồng với nhà thầu, chủ đầu tư bạn sẽ gặp nhiều bất lợi. Do vậy, chúng tôi đã tổng hợp hơn 30 thuật ngữ xây dựng phổ biến nhất, và sắp xếp thành một danh sách để bạn có thể dễ dàng tra cứu và xem lại ý nghĩa của chúng. Trong đó bao gồm các từ, cụm từ viết tắt liên quan đến cấu trúc tòa nhà, kế hoạch thi công, kiến ​​trúc, giai đoạn đấu thầu và hợp đồng,… Mời bạn tham khảo ngay dưới đây. 

Thuật ngữ Xây dựng quan trọng nhà quản lý cần nắm rõ

1. Phụ lục

Phụ lục của hợp đồng xây dựng là văn bản tài liệu kèm theo hợp đồng nhằm làm rõ, bổ sung hoặc sửa đổi một số điều khoản đã ký kết. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.

2. Tổng chi phí xây dựng – All-in rate

Là tổng chi phí cần thiết để hoàn thành một hạng mục thi công hoặc một dự án xây dựng. Bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp.

3. Tỷ lệ thay đổi không khí – Air change rate

Chỉ số lần trao đổi không khí trong phòng. Có thể hiểu là tỷ lệ giữa lưu lượng gió cấp vào hoặc hút ra so với thể tích phòng trong một đơn vị thời gian. Đây là một thành phần trong kỹ thuật thông gió giúp kiểm soát ô nhiễm, vi khuẩn trong không khí khi thi công văn phòng, tòa nhà. Số lần trao đổi không khí càng lớn thì độ sạch của căn phòng càng cao.

4. Best Value Method

Là một trong những phương thức đấu thầu xây dựng, trong đó các chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu dựa trên tiêu chí giá và đo lường chất lượng.

5. Gói thầu – Bid Package

Hồ sơ thi công trong đó chứa các thông tin về hạng mục công trình được các chủ đầu tư đưa vào để tham gia đấu thầu. Mỗi gói thầu có thể là một phần hoặc toàn bộ dự án xây dựng.

6. Giá thầu – Bid

Là giá trị của gói thầu xây dựng được duyệt trong kế hoạch lựa chọn xét duyệt nhà thầu thi công. Bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính toán để hoàn thiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

7. Contractors – Nhà thầu

Một cá nhân hoặc công ty được khách hàng/ chủ đầu tư thuê để thực hiện các kế hoạch xây dựng dựa trên tiến độ và ngân sách 2 bên đã thống nhất. Nhà thầu sẽ cung cấp vật tư, nhân công và đảm bảo chất lượng thi công từng hạng mục công trình. Trong một dự án có thể bao gồm tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ hoặc những nhà thầu trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể như thợ điện, thợ sửa ống nước,…

Tìm hiểu thêm: Kiến thức đầy đủ về quy trình đấu thầu & bí quyết thắng thầu xây dựng

8. BoQ (Bill of Quantities) – Bảng khối lượng

Là tài liệu được lập dựa trên bản vẽ thi công đã được duyệt và yêu cầu kỹ thuật của dự án. Nó liệt kê chi tiết các đầu việc, khối lượng, loại vật liệu cần thiết để thi công công trình. BoQ do các kỹ sư dự toán (QS) lập để định giá một dự án. Bảng khối lượng còn là căn cứ để chủ đầu tư đánh giá hồ sơ thầu và đàm phán về giá dự thầu. 

40 thuật ngữ cơ bản cần biết trong quản lý dự án

9. BIM (Building Information Modeling)

BIM - Mô hình thông tin xây dựng

Mô hình thông tin xây dựng BIM là quy trình tạo lập và ứng dụng mô hình không gian (3D) và phi hình học (Data) để số hoá các thông tin công trình nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình.

4 cuốn Tài liệu phục vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức áp dụng BIM (mới nhất) tại đây

10. Quản lý rủi ro dự án xây dựng (CMAR)

Là phương pháp quản lý dự án xây dựng trong đó các bộ phận quản lý, nhà thầu chịu trách nhiệm xác định, đánh giá và xử lý các rủi ro để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và ngân sách. 

Theo Viện Công nghiệp Xây dựng, đối với mỗi dự án xây dựng, có tới khoảng 107 rủi ro cần xem xét. Giảm thiểu rủi ro trong quản lý dự án xây dựng sẽ giúp ngăn chặn sự chậm trễ và làm lại (re-work). Tìm hiểu 7 nguyên tắc và 5 phương kiểm soát rủi ro trong quản lý dự án xây dựng.

11. Báo cáo nhật ký thi công – Construction daily report

Là tài liệu được lập bởi nhà quản lý/ giám sát công trường. Nội dung nhật ký ghi lại toàn bộ tình hình thi công từng hạng mục, số nhân công, khối lượng vật tư đã dùng, điều kiện thời tiết, và vấn đề/ sự cố,… trong ngày. Đây là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu nắm bắt được tiến độ thi công công trình.

12. Yêu cầu thông tin – RFI (Request for Information)

Đây là thuật ngữ xây dựng chỉ những tài liệu/ câu hỏi liên quan tới vật tư, thông số kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công hoặc thông tin hợp đồng. Chúng thường được sử dụng để so sánh mức độ tiềm năng giữa các nhà cung ứng, nhà thầu.

13. Đề nghị mời thầu –  RFP (Request for Proposal)

Một tài liệu cung cấp thông tin mô tả về dự án xây dựng, đồng thời phác thảo quy trình đấu thầu và các điều khoản hợp đồng. Mục đích để thông báo hoặc thu hút các nhà thầu có năng lực cung ứng các nguồn lực & đảm bảo hoàn thành dự án.

14. Yêu cầu báo giá – RFQ (Request for Quote)

Chỉ quy trình kinh doanh trong đó doanh nghiệp xin báo giá từ các nhà cung cấp/ nhà thầu được lựa chọn để thực hiện dự án xây dựng. 

15. Blueprints

Thuật ngữ xây dựng chỉ các bản vẽ thiết kế mô tả trực quan về mặt bằng tổng thể, mặt bằng sơ bộ (mặt cắt, mặt đứng, đồ họa vị trí,..) của các công trình xây dựng.

thuật ngữ xây dựng

16. Shop Drawings

Là quy trình biến bản vẽ thiết kế thành bản vẽ thi công – mô tả chi tiết kiến trúc & kết cấu của các hạng mục cần thi công.

17. Trắc đạc công trình

Là hoạt động đo đạc, khảo sát để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình công trình xây dựng nhằm phục vụ quá trình thi công & quản lý chất lượng dự án.

18. Cross Bracing – Giằng chéo

Là một hệ thống được sử dụng để gia cố các cấu trúc trong tòa nhà. Các thanh giằng chéo thường được đặt theo hình chữ X để đỡ khung.

19. Joist – Dầm

Là các cấu kiện được sử dụng để nâng đỡ, trợ lực cho các bản dầm nhỏ hơn hoặc sàn, tường, mái,… Chúng được làm bằng bê tông cốt thép, gỗ.

20. Encasement

Vỏ bọc các đường ống ngầm bằng bê tông hoặc bọc các vật liệu nguy hiểm đã được lắp đặt.

21. Diagrid – Hệ thống lưới thanh không gian

Kỹ thuật gia cường sử dụng dầm thép hoặc bê tông đặt trong mạng lưới các đường chéo giao nhau. Chúng tạo ra một hệ thống không gian dạng vỏ công trình nhằm giảm kết cấu khung tòa nhà và tăng tính thẩm mỹ. 

22. Lift Slab Construction – Thi công sàn nâng

Phương pháp thi công trong đó các tấm bê tông được đúc sẵn trên mặt đất sau đó được nâng vào các vị trí phù hợp bằng kích thủy lực nhằm hạn chế việc đổ bê tông trên tầng cao.

23. Falsework – Cốp pha

Hệ thống ván khuôn giúp tạo hình bê tông hoặc dùng để nâng đỡ các cấu trúc đang được xây dựng. Chúng được dựng tạm thời và sẽ được dỡ bỏ khi bê tông đông kết và các cấu trúc nó nâng đỡ đã đủ chắc chắn.

24. Soil Stockpile – Đất dự trữ

Lượng đất cát được đào bới trong quá trình thi công sẽ được dự trữ và tái sử dụng để tiết kiệm chi phí mua vật liệu.

25. Moling

Thuật ngữ xây dựng chỉ các thiết bị dẫn hoạt động bằng khí nén được cắm vào lòng đất để hỗ trợ việc lắp đặt các đường ống nước hoặc hệ thống bơm nhiệt.

26. Precast Concrete – Bê tông đúc sẵn

Các tấm bê tông được đúc sẵn và vận chuyển đến địa điểm xây dựng để lắp ráp sàn hoặc trần nhà.

27. Purlin – Xà gồ

Là hệ thống xà ngang/ dọc được dựng trên mái nhà nhằm giúp chống đỡ sức nặng của vật liệu khi thi công.

28. Monocrete Construction – Xây dựng đơn khối

Một phương pháp xây dựng sử dụng các tấm bê tông đúc sẵn được bắt vít với nhau để tạo ra các kết cấu bê tông hoàn chỉnh.

29. Lean Construction – Xây dựng tinh gọn

Phương pháp xây dựng trong đó tất cả các bên liên quan chia sẻ cách thức quản lý dự án nhằm hạn chế lãng phí các nguồn lực trong quá trình thi công. Đọc chi tiết 6 Nguyên tắc cốt lõi, cách thức áp dụng lean trong doanh nghiệp xây dựng.

30. Topping Out – Lễ cất nóc

Thuật ngữ xây dựng chỉ những nghi lễ được tiến hành vào ngày hoàn thành việc đổ bê tông cho mái công trình.

31. Performance Gap – Khoảng cách hiệu suất

Trường hợp tiến độ thực hiện không tương xứng với kết quả thi công do năng lực nhà thầu, yếu tố môi trường,… 

32. Phạm vi công việc (SOW)

Tài liệu trình bày chi tiết các nhiệm vụ cần thực hiện/ yêu cầu công việc đã được các bên liên quan thỏa thuận.

33. Phần mềm quản lý dự án xây dựng

Ứng dụng được các nhà quản lý sử dụng để điều hành dự án xây dựng hiệu quả hơn nhờ các tính năng như lập nhật ký thi công, hỗ trợ kiểm soát tiến độ & nguồn lực, cảnh báo rủi ro,…

Trên đây là 33 thuật ngữ xây dựng được dùng phổ biến trong ngành, đây là cơ sở để bạn định hướng & tìm hiểu chuyên sâu thêm các biện pháp thi công và phương pháp quản lý dự án xây dựng hiệu quả. Nếu bạn không thấy thuật ngữ mình đang tìm kiếm, hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ bổ sung & liên tục cập nhật vào bài viết. 

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề về kiến thức quản lý dự án xây dựng:

Trải nghiệm Free phần mềm quản lý dự án thi công Xây dựng chuyên sâu – FastCons

Là giải pháp quản lý dự án chuyên biệt dành riêng cho lĩnh vực Xây dựng – Phần mềm FastCons cho phép các nhà thầu triển khai – theo dõi – kiểm soát realtime hàng loạt dự án thi công cùng lúc. Tính năng của Fastcons tập trung xử lý vấn đề kiểm soát tiến độ thi công ngoài công trường, bảng khối lượng và theo dõi sử dụng vật tư theo thời gian thực. Một số tính năng nổi bật bao gồm:

Quản lý toàn diện dự án công trình đang thi công:

– Quản lý kế hoạch & biểu diễn tiến trình thi công trên Gantt chartt
– Quản lý BoQ, kiểm soát khối lượng thi công (vật tư, nhân công, máy móc) theo định mức ban đầu
– Quản lý hợp đồng giao thầu và nhận thầu, hợp đồng cung ứng vật tư với NCC.
– Theo dõi tiến độ giải ngân, chi phí công trình và tiến độ thanh toán với thầu phụ/NCC

Đặc biệt, FastCons hỗ trợ Quản lý nhân sự thông minh:

– Chấm công FaceID trên mobile app, định vị theo GPS tại công trường
– Gửi đơn & xét duyệt đơn từ online trên di động
– Tự động hóa bảng nhân công & tính lương 
– Báo cáo realtime quân số, công nhân tại công trình  

Đến nay, FastCons đã được hơn 3500 doanh nghiệp tin dùng, tiêu biểu như Tập đoàn xây lắp PC1, Cát Tường Group, Giao thông Sóc Trăng, Delta Group, Xây dựng Quê Hương, Gia Phú, Xcons,…

Tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng FastCons qua video dưới đây

Liên hệ ngay Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký bên dưới để nhận tư vấn phần mềm miễn phí hoặc DEMO 1-1 từ chuyên gia FastCons.

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn