Zalo Youtube Phone

8 Cách giảm tác động của lạm phát lên ngành xây dựng

Nội dung

Ngành xây dựng đang có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tình trạng bão giá nguyên vật liệu và thiếu lao động đang dần bào mòn biên lợi nhuận của hầu hết các công ty xây dựng. 

Vậy làm cách nào để doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, tăng năng lực cạnh tranh, và duy trì lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát kéo dài? Dưới đây là gợi ý 8 giải pháp giúp giảm thiểu tác động của lạm phát đến ngành xây dựng, mời các CEO tham khảo. 

1. Cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa các bên

Cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa các bên

Các rủi ro về chi phí, kế hoạch, tiến độ là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện dự án xây dựng. Cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa các chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp,…và ngay cả giao tiếp trong nội bộ là chìa khóa giúp doanh nghiệp quản trị tốt các rủi ro đó. 

Ví dụ, các nhà cung cấp vật liệu cần phải thông báo kịp thời khi có sự thay đổi về chi phí và ngày giao hàng. Các nhà thầu cần trao đổi rõ với khách hàng về các khó khăn, vấn đề khi xảy ra chậm tiến độ do tác động của lạm phát. Việc đạt được sự thấu hiểu tốt giữa các bên liên quan sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực do nguyên nhân chủ quan không lường trước lên việc hoàn thiện công trình.

Đối với giao tiếp nội bộ, Giám đốc điều hành doanh nghiệp nên thiết lập mô hình hóa văn hóa giao tiếp, và ứng dụng công nghệ để tăng cường cộng tác, đảm bảo thông tin được truyền tải xuyên suốt, realtime, minh bạch ngay từ khi bắt đầu dự án. 

2. Chú ý cập nhật thông tin thị trường

Chú ý cập nhật thông tin thị trường

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng và giá cả leo thang là hai trong số những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án đúng thời hạn và ngân sách. Hiểu rõ nguyên nhân lạm phát và tác động của chúng là chìa khóa giúp các CEO hoạch định chiến lược hiệu quả để ứng phó với biến động thị trường.

Chủ doanh nghiệp xây dựng nên thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu về tình hình nguồn cung trong nước, lưu tâm tới các sự kiện có thể ảnh hưởng đến chi phí lao động, vật liệu và vận chuyển,… Từ đó đưa ra dự đoán chính xác và dự phòng kế hoạch giảm thiểu rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp. 

3. Áp dụng xây dựng tinh gọn (Lean Construction)

Áp dụng xây dựng tinh gọn (Lean Construction)

Phương pháp xây dựng tinh gọn (Lean Construction) tập trung vào vấn đề tinh giản quy trình thiết kế, lập kế hoạch, thi công để tối đa hóa giá trị của các bên liên quan, giảm lãng phí và tăng cường sự hợp tác giữa các đội nhóm trong 1 dự án. 

Mục tiêu quan trọng của xây dựng tinh gọn là loại bỏ hoặc giảm thiểu lãng phí như thi công lại, sản xuất thừa vật liệu, thời gian vận chuyển vật tư, lãng phí nguồn lao động,… Sử dụng công cụ & phương pháp xây dựng tinh gọn sẽ giúp các nhà thầu hoàn thành được nhiều công trình chất lượng hơn trong thời gian ngắn với chi phí tối ưu. Từ đó gia tăng lợi nhuận và cải thiện lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ lạm phát. 

Đọc thêm: 6 nguyên tắc cốt lõi và 5 lưu ý để áp dụng xây dựng tinh gọn hiệu quả

4. Dự phòng ngân sách

Quản lý chi phí hiệu quả, đặc biệt là các dự án lớn và kéo dài, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các CEO doanh nghiệp xây dựng cần làm tốt để duy trì lợi nhuận. Nếu các nhà thầu không kiểm soát tốt chi phí sẽ khiến nhiều hạng mục bị đội chi ngân sách, dẫn tới lỗ công trình. 

Do vậy, doanh nghiệp cần có các điều chỉnh ngân sách kịp thời và phù hợp ngay khi nhận thấy các rủi ro tiềm ẩn từ tác động của lạm phát lên quá trình thi công dự án. Các chuyên gia cũng khuyến khích nhà thầu nên xem xét các trường hợp lạm phát tăng giá từ 10% đến 15% mỗi năm để dự phòng ngân sách. 

Tuy nhiên, một mình nhà thầu sẽ không thể bù đắp hết thiệt hại khi lạm phát xảy ra ngay trong giai đoạn các dự án lớn đang thi công. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên thương lượng bổ sung, điều chỉnh các điều khoản hợp đồng để chia sẻ rủi ro lạm phát với các bên liên quan. 

Tham khảo: Giải pháp FastCons quản lý hiệu quả chi phí thi công trình cho nhà thầu xây dựng

5. Ưu tiên các giá trị phi tiền tệ

Một sai lầm mà các chủ dự án thường mắc phải khi lựa chọn nhà thầu/ nhà cung cấp là ưu tiên giá đấu thầu hơn là xem xét các giá trị phi tiền tệ như: kinh nghiệm & năng lực quản lý dự án, khả năng quản trị rủi ro,… trong hồ sơ dự thầu. 

Việc chọn đối tác chỉ dựa trên yếu tố về giá ban đầu có vẻ tiết kiệm chi phí, nhưng khi xảy ra lạm phát, nếu gặp phải nhà thầu năng lực kém sẽ khiến chủ dự án tiêu tốn càng nhiều ngân sách hơn. Giải pháp là doanh nghiệp xây dựng nên chuyển sang phát triển các mối quan hệ đối tác tinh gọn, ưu tiên giá trị thực mà các bên có thể mang lại cho dự án. 

Còn về phía nhà thầu, thay vì tạo sự cạnh tranh về giá thì nên tập trung vào các yếu tố khác như: cải thiện chất lượng & tốc độ thi công, nâng cao hiệu quả quản lý dự án và gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng trúng thầu các dự án lớn và tăng “sức đề kháng” khi xảy ra lạm phát.  

Xem thêm: Kiến thức đầy đủ về quy trình đấu thầu & bí quyết thắng thầu xây dựng

6. Đa dạng hóa nguyên vật liệu trong thi công

Đa dạng hóa nguyên vật liệu trong thi công

Đa dạng hóa nguyên liệu thô trong thi công giúp doanh nghiệp xây dựng giảm rủi ro gián đoạn nguồn cung và biến động giá. Bằng cách tìm nguồn nguyên liệu thô từ các khu vực, nhà cung cấp hoặc chủng loại khác nhau, doanh nghiệp sẽ không phải phụ thuộc vào một bên duy nhất. 

Đa dạng hóa nguyên liệu thô cũng giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với những yêu cầu thay đổi của khách hàng, tiêu chuẩn quy định về môi trường hoặc đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số vật liệu xây dựng xanh, vật liệu có thể tái tạo, tái chế sử dụng để vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm chi phí như: ván gỗ tái chế, tấm panel chế tạo sẵn, bê tông gỗ, bê tông đúc sẵn, kính tiết kiệm năng lượng low-e,…   

7. Triển khai các phương pháp thi công hiện đại

Các phương pháp thi công hiện đại là các kỹ thuật xây dựng sáng tạo để tăng hiệu suất xây dựng. Ví dụ như in 3D các cấu kiện lắp ráp, sử dụng các hạng mục công trình được đúc sẵn,… So với xây dựng truyền thống, các phương pháp xây dựng hiện đại giúp nhà thầu tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.

Xây dựng mô-đun là một trong những phương pháp thi công hiện đại nổi bật đang được nhiều công ty xây dựng trên thế giới triển khai. Đây là quá trình chế tạo sẵn các thành phần cấu kiện trong nhà xưởng, sau đó vận chuyển đến địa điểm thi công và lắp ráp để tạo thành công trình hoàn chỉnh. Theo dự báo của Statista Research, thị trường xây dựng mô-đun toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 175 tỷ USD vào năm 2025.  

Đọc thêm: 10 công nghệ mới định hình tương lai ngành Xây dựng

8. Ứng dụng phần mềm quản lý dự án xây dựng

Sử dụng phần mềm quản lý dự án xây dựng tạo ra môi trường làm việc số giúp các bên trao đổi thông tin nhanh chóng, xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án. Từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ, kiểm soát tốt chi phí khi tất cả các hoạt động liên quan đến quy trình xây dựng được phối hợp thực hiện hiệu quả. 

Ví dụ khi quy trình cung ứng vật tư được số hóa, bộ phận kỹ thuật công trình có thể nhanh chóng lập – gửi duyệt các phiếu đề xuất mua vật tư trực tuyến. Bộ phận quản lý, ban cung ứng vật tư kiểm soát được số lượng đề xuất so với định mức ngay trên phần mềm để có kế hoạch mua sắm, thanh toán hợp lý cho nhà cung cấp. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro đội vật tư, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.

Khi lựa chọn phần mềm quản lý dự án xây dựng, các nhà thầu nên lưu ý lựa chọn các công cụ đáp ứng những tiêu chí sau đây: 

  • Phần mềm có khả năng báo cáo và làm việc từ xa. Cho phép các thành viên trong dự án như: ban chỉ huy, kỹ sư,… cập nhật thông tin từ công trường mà không cần báo cáo thủ công 
  • Cho phép quản lý đồng thời nhiều dự án cùng lúc 
  • Phải có đầy đủ các tính năng cơ bản nhất bao gồm: quản lý tài liệu, hợp đồng xây dựng, kế hoạch thi công và theo dõi tiến độ
  • Hỗ trợ quản lý khối lượng thi công: vật tư, nhân công, máy móc thi công.
  • Quản lý chi phí theo dự án để hỗ trợ công tác nghiệm thu/quyết toán công trình 

FastCons – phần mềm quản lý dự án xây dựng chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam có thể đáp ứng tốt những tiêu chí trên. Giải pháp này hiện đang được triển khai hiệu quả tại các nhà thầu thi công xây dựng, nội thất, cơ điện,… như 79JSC, Constrexim, Petroland, STRACO, LAIMIAN, ARDOR, PCCC Tân Long Hải, nội thất Hoàn Hảo,… và hàng loạt nhà thầu công trình, xây lắp trên toàn quốc.

phần mềm quản lý dự án xây dựng

Kết luận 

Lạm phát sẽ không thể được kiểm soát hoàn toàn, nhưng các CEO doanh nghiệp xây dựng vẫn có thể thực hiện các biện pháp để giảm bớt tác động của nó lên biên lợi nhuận. Tập trung ứng dụng công nghệ để đẩy nhanh tiến độ, điều chỉnh giá thầu, dự phòng ngân sách, thực hiện các biện pháp xây dựng tinh gọn,… sẽ là những nhiệm vụ cấp bách mà các nhà thầu cần ưu tiên triển khai trong bối cảnh hiện nay. 

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn








    Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

    Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Regis-Form

    Regis-Form

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn