Zalo Youtube Phone

HSE trong ngành xây dựng là gì? Kỹ sư HSE là làm gì? 

Nội dung

Thuật ngữ HSE (Health safety environment) trong lĩnh vực xây dựng được hiểu như thế nào? Nhân viên HSE là làm gì và các doanh nghiệp xây dựng cần làm gì để cải thiện chỉ số HSE trong xây dựng? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

HSE trong xây dựng là gì?

HSE là viết tắt của từ Health Safety Environment tức là kỹ sư an toàn lao động. HSE trong ngành xây dựng chỉ những người là kỹ sư an toàn lao động, có nhiệm vụ thực hiện, giám sát và đảm bảo các vấn đề về an toàn công trình, an toàn lao động và bảo vệ môi trường xung quanh khu vực thi công, đáp ứng quy định pháp luật hiện hành. 

HSE-trong-xay-dung-anh-1

HSE đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng

Kỹ sư an toàn lao động (HSE) cần làm những gì? 

Công việc của kỹ sư an toàn lao động HSE là ngăn ngừa, dự báo các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn gây mất an toàn lao động khi thi công công trình. Mục tiêu cuối cùng của công việc này là đảm bảo an toàn cho người lao động trong suốt quá trình thi công. Công việc này không cho phép kỹ sư HSE có sự sai sót nào vì nó liên quan trực tiếp tới an toàn tính mạng của công nhân, người lao động. Ngoài ra, kỹ sư HSE cũng cần đảm bảo các vấn đề khác liên quan tới bảo vệ môi trường trong và xung quanh công trường thi công. 

Các công việc chính của kỹ sư HSE trong xây dựng bao gồm: 

  • Giám sát việc thực hiện nội quy và quy trình an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, quy định phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường thi công, chịu trách nhiệm cho toàn bộ công tác an toàn tại khu vực công trường. Mục tiêu là đảm bảo an toàn và tính mạng cho người lao động.   
  • Xây dựng quy định, quy chế để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo đúng chuẩn quy định hiện hành. 
  • Thực hiện tập huấn cho công nhân, cán bộ công trường về các quy định, quy trình an toàn lao động tại khu vực thi công. Đảm bảo họ thực hiện theo đúng hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng, môi trường vì an toàn bản thân và an toàn công trình.
  • Nhanh chóng phát hiện, nhận diện nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn, đánh giá vấn đề tình trạng công tác tổ chức an toàn thi công tại các công trình để can thiệp, điều chỉnh và xử lý kịp thời trước khi có vấn đề thật sự xảy ra. Đề xuất phương án lên cấp trên để khắc phục những tồn tại. Nhận diện các nguy cơ, đánh giá những rủi ro liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại từng khu vực cụ thể. Đề xuất lên cấp trên các phương án để điều chỉnh, khắc phục những vấn đề tồn tại đó.
  • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của máy móc thiết bị phục vụ thi công 
  • Khi có tai nạn xảy ra tại công trình, kỹ sư HSE có trách nhiệm tham gia vào công tác điều tra, xác định nguyên nhân và đề xuất phương án đề phòng, ngăn chặn rủi ro tiếp diễn trong tương lai.  

Hiện nay, do yêu cầu của Ban bộ ngành về vấn đề nâng cao an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong ngành Xây dựng ngày càng tăng cao, mà nhu cầu tuyển dụng kỹ sư HSE ở các đơn vị xây dựng ngày càng tăng cao và được các kỹ sư trẻ quan tâm. 

Phân biệt các thuật ngữ HSE, HSQE, HSEQ and HSSE trong xây dựng

HSE-trong-xay-dung-anh-2

Sự khác nhau của HSE-HSQE-HSEQ-HSSE 

HSE, HSQE, HSEQ và HSSE là viết tắt của từ gì: 

  • HSE: health, safety, environment
  • HSQE: Health, safety, quality, environment
  • HSEQ: Health, safety, environment, quality
  • HSSE: health, safety, security, environment

Trong khi HSE là thuật ngữ chỉ chung cho lĩnh vực an toàn lao động công trình thì các thuật ngữ bổ sung như HSQE/HSEQ bao gồm các phạm trù rộng hơn với: Chất lượng – Sức khỏe – An toàn và Môi trường. Còn với HSSE, ngoài vấn đề đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường thì các doanh nghiệp xây dựng còn cần quan tâm tới Security (vấn đề an ninh công trình). 

Quy trình HSE trong doanh nghiệp xây dựng

Không chỉ các doanh nghiệp xây dựng đầu ngành, ngày nay, các nhà thầu xây dựng vừa và nhỏ cũng ngày một quan tâm về vấn đề tổ chức kiểm soát an toàn lao động trong thi công để đáp ứng yêu cầu nâng chuẩn hồ sơ năng lực dự thầu. Vậy làm sao để kiểm soát vấn đề HSE trong xây dựng được hiệu quả? 

Dưới đây là quy trình 6 bước tổ chức HSE trong xây dựng: 

Bước 1: Lập kế hoạch và lên danh mục các biện pháp an toàn lao động, kiểm tra vệ sinh môi trường, kiểm tra sức khỏe đội thi công công trình  

Bước 2: Ban hành quy định, xác định vai trò ngang bằng của HSE với các khía cạnh quản lý xây dựng khác 

Bước 3: Truyền đạt, chia sẻ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác HSE và tổ chức nhân viên thực hiện  

Bước 4: Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định HSE dưới công trình. Đánh giá, điều tra các mối nguy hiểm và các vấn đề tại công trường để có hành động khắc phục kịp thời.

Bước 5: Khắc phục, điều chỉnh các vấn đề hoặc công tác an toàn lao động chưa phù hợp với thực tế. Liên tục huấn luyện nhân viên thực hiện các biện pháp tự chủ động đảm bảo an toàn cá nhân. Tuyên dương các cá nhân, đội nhóm có hoạt động tốt và chỉ số đánh giá hiệu quả an toàn cao.  

Bước 6: Thực hiện các biện pháp đo lường, đánh giá hệ thống HSE đang hoạt động như thế nào và đưa ra các giải pháp cải tiến liên tục.

10 biện pháp an toàn công trình được sử dụng để cải thiện chỉ số HSE

  1. Tạo dựng văn hóa coi trọng an toàn công trình: Tất cả tập thể cán bộ nhân viên, công nhân tới ban quản lý công ty đều cần có nhận thức mạnh mẽ và đúng đắn về việc nghiêm chỉnh áp dụng và tuân thủ các biện pháp an toàn công trình và đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường tại khu vực thi công diễn ra trong suốt thời gian triển khai dự án. Việc đưa ra các quy chế, quy định và chế tài phạt với các trường hợp không tuân thủ quy định HSE cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành của nhân viên
  2. Sử dụng hệ thống quản trị an toàn lao động (HSE Management system): Hệ thống quản lý tích hợp HSE: an toàn – sức khỏe – môi trường sẽ giúp chuẩn hóa các quy trình HSE và giúp kỹ sư HSE kiểm soát an toàn tốt hơn. Các phần mềm HSE thường được tích hợp bộ chỉ số KPI để đánh giá công tác an toàn lao động đang tốt hay kém để có biện pháp điều chỉnh xử lý vấn đề kịp thời. 
  3. Đưa vấn đề an toàn lao động vào quy trình kinh doanh: Việc xem an toàn lao động là một triết lý và yêu cầu bắt buộc trong hoạt động kinh doanh của các công  ty xây dựng sẽ giúp việc thực hiện, tổ chức, giám sát, chấp hành quy định HSE được hiệu quả và đi vào thực tế.
  4. Giám sát liên tục an toàn lao động: Kỹ sư an toàn lao động (Kỹ sư HSE) cần liên tục giám sát, kiểm tra việc thực thi các biện pháp an toàn lao động dưới công trường. Việc Quản lý HSE cũng cần được xem trọng và nỗ lực như các khía cạnh quản lý khác: chất lượng, chi phí và tiến độ công trình
  5. Áp dụng kỷ luật với HSE. Ban hành các quy định, chế tài xử phạt các cá nhân không tuân thủ nghiêm túc các quy định và biện pháp an toàn lao động dưới công trường
  6. Nâng cao ý thức trách nhiệm của tất cả các bên liên quan: Biến việc tổ chức an toàn lao động công trình là trách nhiệm, vai trò chung của tất cả thành viên trong công ty, không phân biệt thứ bậc công việc 
  7. Khuyến khích chia sẻ: Khuyến khích nhân viên tìm gặp ban quản lý để chia sẻ các môi lo ngại, quan tâm của họ về sức khỏe, an toàn và môi trường lao động. Người lao động sẽ không ngần ngại báo cáo những vấn đề mà họ cho rằng sẽ trở thành mối nguy, như vậy ban quản lý có thể nắm bắt tình hình và xử lý sớm. 
  8. Tổ chức họp định kỳ: Các cuộc họp ngắn được tổ chức ngay dưới văn phòng ở công trường để thảo luận về tình hình thực hiện các biện pháp an toàn thi công hiện tại và góp ý đề xuất cải thiện, điều chỉnh cần thiết.  
  9. Giữ công trường sạch sẽ: Công trường bừa bộn sẽ tăng nguy cơ tai nạn không đáng có. Các kỹ sư HSE cũng cần thường xuyên nhắc nhở các vấn đề như sàn nhà bừa bộn, thiết bị máy thi công đặt không đúng vị trí, vật tư không được dọn dẹp… để giảm thiểu rủi ro.
  10. Xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm an toàn lao động: Một trong các cách cho thấy doanh nghiệp nghiêm túc với vấn đề an toàn lao động đó là xử lý kịp thời các cá nhân vi phạm, làm gương cho các cá nhân khác. 

Nhìn chung, dù doanh nghiệp xây dựng của bạn quy mô lớn hay nhỏ, việc cho đội ngũ công nhân – những người làm việc trực tiếp dưới công trường rằng ban lãnh đạo công ty quan tâm và đề cao vấn đề an toàn lao động và nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn lao động là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro đáng tiếc trong suốt tiến trình thi công, góp phần tăng năng suất và đảm bảo tiến độ công trình. 

HSE trong xây dựng là một phạm trù không mới nhưng rất được quan tâm và chú trọng trong các năm gần đây. Hy vọng bài viết tổng hợp của FastCons đã cung cấp những thông tin cần thiết về quy trình HSE, công việc kỹ sư HSE và các biện pháp giúp doanh nghiệp cải thiện vấn đề an toàn lao động tại công trường hiệu quả. 

—-

FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!

Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Đăng ký nhận tin

Đăng ký mail để nhận những thông báo và ưu đãi từ FastCons.

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn








    Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

    Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Regis-Form

    Regis-Form

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn