Việc đo lường năng suất lao động trong xây dựng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Trái với các ngành sản xuất và công nghiệp khác, xây dựng có sự biến đổi lớn theo từng loại dự án, đội ngũ nhà thầu, và nhiều yếu tố khác. Nói một cách đơn giản, khi bạn không sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau theo tiêu chuẩn cố định, việc đo lường năng suất trở nên phức tạp hơn.
Tuy nhiên, mặc cho những khó khăn này, gần đây, các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành xây dựng đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển các xu hướng & mô hình đo lường năng suất mới. Các mô hình này có thể khác nhau về phương pháp nhưng nhìn chung đều hướng tới mục tiêu là cải thiện năng suất lao động trong ngành xây dựng. Cùng Fastcons tìm hiểu cách tính và cải thiện năng suất lao động trong xây dựng qua bài viết dưới đây!
Năng suất lao động trong xây dựng là gì?
Năng suất lao động trong xây dựng là khả năng của các công nhân hoặc nhóm công nhân trong việc hoàn thành một công việc xây dựng cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được tính dựa trên số lượng công việc hoàn thành hoặc sản phẩm cuối cùng so với thời gian và công sức đã đầu tư vào công việc đó. Cụ thể, năng suất lao động có thể được tính bằng công thức sau:
Năng suất lao động trong xây dựng có vai trò quan trọng trong việc đo lường và quản lý hiệu suất lao động, đặc biệt là khi quản lý các dự án xây dựng. Đối với các doanh nghiệp xây dựng và nhà thầu, cải thiện năng suất lao động có thể giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong Xây dựng
Năng suất lao động trong xây dựng có thể đo và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động trong ngành xây dựng:
- Trang thiết bị và công nghệ: Sử dụng các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến có thể giúp tăng năng suất lao động. Máy móc hiện đại, phần mềm thiết kế và quản lý dự án, cũng như các công cụ và thiết bị chất lượng cao giúp tối ưu hóa quy trình xây dựng.
- Chất lượng lao động: Các nhân công phải được đào tạo tốt và có kỹ năng chuyên môn. Lao động có kinh nghiệm và chất lượng cao thường có thể hoàn thành công việc nhanh hơn và ít gây lỗi sai.
- Quản lý dự án: Quản lý dự án hiệu quả có thể tối ưu hóa lịch trình làm việc, phân công công việc một cách hợp lý, và đảm bảo tài liệu và vật liệu sẵn sàng khi cần. Quản lý tốt có thể giảm thiểu thời gian không cần thiết và tăng năng suất.
- An toàn lao động: Một môi trường làm việc an toàn giúp tránh tai nạn và thương tích, đồng thời tăng khả năng làm việc hiệu quả của công nhân.
- Sự sẵn sàng của vật tư/vật liệu: Sự cung cấp đúng tài liệu và vật liệu cần thiết tại công trình có thể giúp tránh thất thoát thời gian và tăng năng suất.
- Khả năng quản lý thời gian: Lập kế hoạch làm việc một cách hiệu quả, ưu tiên công việc quan trọng và theo dõi tiến độ làm việc có thể tăng năng suất lao động.
- Điều kiện thời tiết và môi trường thi công: Ngành xây dựng thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và môi trường công việc. Cần có kế hoạch dự phòng và ứng phó khi có sự cố.
- Tiêu chuẩn và quy định: Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định an toàn, chất lượng và môi trường là quan trọng để đảm bảo năng suất lao động bền vững và đáng tin cậy.
Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xây dựng. Việc quản lý và tối ưu hóa những yếu tố này có thể giúp cải thiện hiệu suất và lợi nhuận của dự án xây dựng.
3 phương pháp phổ biến để tính năng suất lao động trong xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, việc đánh giá năng suất lao động thông qua tính toán sản lượng thi công hàng ngày là một phương pháp phổ biến. Điều này thường được thực hiện bằng cách đo lường khối lượng công việc hoàn thành mỗi ngày.
Tuy nhiên, do không có một quy chuẩn nào được đặt ra mà bạn có thể chọn giữa các phương pháp khác nhau để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xây dựng cũng như cách tốt nhất để theo dõi nó.
Dưới đây là ba cách tính toán hàng đầu hỗ trợ đo lường và theo dõi năng suất lao động trong lĩnh vực xây dựng được các chuyên gia và công ty đầu ngành áp dụng.
1. Tính năng suất lao động trong xây dựng theo tổng giá trị gia tăng (GVA)
Một báo cáo của Whole Life Consultants Limited (WLC) đã đưa ra kết luận rằng phương pháp thực chất nhất đo lường năng suất lao động trong lĩnh vực xây dựng là dựa trên chỉ số GVA: tổng giá trị gia tăng bằng tổng sản lượng lao động sau khi đã trừ đi giá trị các dịch vụ mua về.
Báo cáo này lý giải năng suất được đo lường tốt nhất ở cấp vĩ mô khi xét theo tổng giá trị gia tăng (GVA) trên mỗi chi phí lao động. Ở cấp độ vi mô, GVA có thể được biểu hiện thông qua tỷ lệ giữa giờ kiếm được/ tổng giờ lao động.
Cũng theo báo cáo của WLC, GVA có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh mà doanh nghiệp không thể kiểm soát. Bao gồm:
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xây dựng:
- Thời gian tiêu hao cho mỗi công việc
- Kinh nghiệm và trình độ của người lao động
- Năng lực quản lý bao gồm khả năng lập kế hoạch và giám sát
- Sự chậm trễ liên quan đến thiết bị, quy trình hoặc hướng dẫn công việc…
- Quy mô lực lượng lao động & các thay đổi phát sinh trong hoặc ngoài kế hoạch
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng suất lao động:
- Các vấn đề trong chuỗi cung ứng
- Chu kỳ kinh tế
- Luật và quy định mới
- Các đối thủ cạnh tranh
2. Tính năng suất lao động trong xây dựng bằng cách tạo chỉ số Benchmark
Một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (CMU) đề xuất phương pháp đo lường và theo dõi năng suất lao động dựa trên việc xác định mức hiệu suất cơ bản cho các nhiệm vụ chung trong một điều kiện làm việc đã được xác định trước và dùng nó để so sánh với hiệu suất của các dự án sau này (chỉ số benchmark).
Đây là một phương pháp cơ bản nhưng hiệu quả. Bằng cách xác định khối lượng thời gian cần thiết để một số lượng công nhân nhất định cần để hoàn thành một công việc/ hạng mục thi công nhất định, các nhà thầu có thể dùng nó để so sánh hiệu suất giữa các dự án đang cao hay thấp hơn chuẩn.
Ví dụ khác, nếu một nhà thầu biết được họ có thể đổ bao nhiêu mét khối bê tông trong một khoảng thời gian cụ thể cho một dự án cơ bản, họ có thể sử dụng tỷ lệ đó để dự đoán hiệu suất cho các dự án trong tương lai.
Các yếu tố & điều kiện khác nhau gây ảnh hưởng lên chỉ số hiệu suất lao động được chia làm 3 nhóm:
- Đặc điểm nguồn lao động (kinh nghiệm, tuổi tác, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo, động lực làm việc,…)
- Điều kiện làm việc (khả năng tiếp cận công trường, nguồn lao động sẵn có, độ phức tạp của công việc, v.v.)
- Các hoạt động phi sản xuất (làm lại, trì hoãn, vắng mặt, v.v.)
Đọc thêm: “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp xây dựng giảm rủi ro thi công lại
3. Tính năng suất lao động trong xây dựng bằng mô hình 17 yếu tố
Đại học Warsaw ở Ba Lan đã xây dựng được một mô hình toán học biểu diễn năng suất của công nhân xây dựng. Mô hình bao gồm 17 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân xây dựng và phân loại chúng thành 5 nhóm.
- Thời gian ngoài giờ làm việc: bao gồm thời gian dành cho công việc bên ngoài,sự vắng mặt của công nhân, thời gian dành cho gia đình,…
- Điều kiện thời tiết (nhiệt độ, gió và lượng mưa,…)
- Điều kiện tâm sinh lý (căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe, tuổi tác và quá trình phục hồi)
- Cách tổ chức và quản lý nguồn lực (xử lý tiếng ồn, an toàn lao động, bố trí thời gian, phân bổ đội ngũ thi công, tiền lương và các vấn đề khác ngoài công trường
- Các yếu tố còn lại (ngày trong tuần, thích ứng và triển khai công nghệ mới)
3 cách tăng năng suất lao động trong xây dựng
Với tất cả các yếu tố khác nhau liên quan đến năng suất lao động, các nhà thầu có thể cải thiện những vấn đề này bằng cách nào?
Cải thiện năng suất lao động trong xây dựng bắt đầu bằng việc xem xét lý do tại sao năng suất lao động thấp ngay từ đầu:
1. Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Hầu hết các nhà thầu đều nhận thức được tầm quan trọng rằng của đội ngũ lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và giữ chân những công nhân có kinh nghiệm có thể gặp khó khăn vì hoạt động xây dựng thường biến đổi theo chu kỳ.
Sau cuộc Đại suy thoái, đã có hơn 2,3 triệu công nhân rời khỏi ngành xây dựng qua việc bị sa thải, nghỉ hưu sớm hoặc chuyển sang các ngành khác.
Trong khi mức độ tăng trưởng trong ngành công nghiệp Xây dựng diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua và sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao được dự báo là sẽ còn tiếp diễn ở hầu hết các nước. Cục Thống kê Lao động dự kiến tăng trưởng việc làm ngành xây dựng đạt tới 11% trong giai đoạn từ 2016 đến 2026.
Trong tình hình nhu cầu về lao động lành nghề trong lĩnh vực xây dựng tăng mạnh, các doanh nghiệp xây dựng nên tập trung vào việc giữ chân nhân công và giảm tỷ lệ nghỉ việc, phục vụ mục tiêu xây dựng và duy trì một đội ngũ lao động có kinh nghiệm. Bằng cách đối xử tốt với nhân viên, bạn có thể khuyến khích họ làm việc chất lượng hơn và duy trì sự trung thành với công ty.
2. Cải thiện điều kiện làm việc
Hiểu biết năng lực của công ty và đội ngũ hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp chọn được các dự án phù hợp ngay từ giai đoạn đấu thầu.
Đối với các dự án đang tiến hành, cung cấp môi trường làm việc an toàn và thiết bị phù hợp, cũng như đảm bảo tiếp cận địa điểm làm việc thuận lợi. Trang bị trên hiện trường có thể bao gồm các công cụ và máy móc chất lượng cao, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và phương tiện cần thiết.
Trong môi trường văn phòng, tạo điều kiện làm việc thoải mái, sử dụng công nghệ hiện đại, quản lý giờ làm việc một cách hiệu quả và cung cấp tính linh hoạt để quản lý cuộc sống cá nhân ngoài công việc.
3. Đầu tư phần mềm quản lý xây dựng
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện năng suất lao động là sử dụng công nghệ phù hợp để giúp công ty xây dựng của bạn quản lý các dự án của mình. Lý tưởng nhất là phần mềm này sẽ cho phép liên lạc dễ dàng, theo thời gian thực giữa các nhóm, cả trong văn phòng và ngoài hiện trường.
FastCons là một công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng & theo dõi hiệu suất ngoài công trường.
Phần mềm này cho phép kết nối & báo cáo thông tin real-time giữa đội ngũ công trình và văn phòng, hỗ trợ các tính năng liên quan tới báo cáo khối lượng, nhật ký thi công, báo cáo sử dụng vật tư và theo dõi tiến độ thi công các hạng mục theo thời gian thực.
Giành quyền kiểm soát hoàn toàn các dự án của bạn, cải thiện năng suất lao động và hoàn thành đúng thời hạn, đúng ngân sách bắt đầu từ bây giờ— Đăng ký tư vấn ngay với phần mềm Quản lý dự án thi công Xây dựng chuyên sâu Fastcons dành riêng cho nhà thầu Xây dựng Việt Nam. Quản lý trực tuyến & hiệu quả mọi vấn đề trong thi công công trình: tiến độ, vật tư, nhân sự, tài chính dự án, kết nối thông tin real-time giữa công trường và văn phòng, nâng cao độ tin cậy của các dự báo về dòng tiền & tiến độ.