Zalo Youtube Phone

Giám sát xây dựng là gì? Quy định, vai trò của giám sát xây dựng

Nội dung

Giám sát xây dựng công trình là hoạt động quan trọng trong các công tác liên quan về thi công xây dựng. Giám sát thi công có mục đích nhằm đảm bảo chất lượng công trình và quá trình thực hiện công trình được thực thi đúng với kế hoạch thi công, hạn chế tối đa mọi rủi ro vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng công trình. 

Hoạt động giám sát xây dựng cũng được quy định rõ ràng trong các văn bản Pháp luật xây dựng liên quan để các bên tuân thủ thực hiện. Vậy nội dung quy định giám sát xây dựng bao gồm những gì? Trách nhiệm của các bên trong quy trình giám sát xây dựng được phân công như thế nào? Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây của FastCons.

Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng hay giám sát thi công (construction supervision) là chuỗi hoạt động liên tục về giám sát chất lượng, giám sát khối lượng, giám sát tiến độ và kiểm soát an toàn lao động tại công trường thi công trong suốt quá trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng. 

Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng là hoạt động bắt buộc đối với hầu hết các công trình xây dựng và khuyến khích thực hiện giám sát xây dựng với công trình nhà ở riêng lẻ. 

Người chịu trách nhiệm giám sát xây dựng phải có chứng chỉ giám sát xây dựng đạt hạng phù hợp với cấp công trình theo quy định của pháp luật. 

Trích khoản 2, Điều 120 Luật Xây dựng đã nêu các yêu cầu đối với giám sát xây dựng để đảm bảo hiệu quả trong việc tổ chức giám sát xây dựng. Bao gồm các yêu cầu sau: 

  • Đúng thiết kế xây dựng đã được phê duyệt
  • Áp dụng các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật
  • Tuân theo quy định về quản lý và sử dụng vật liệu xây dựng. 
  • Tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng
  • Trung thực, khách quan, không vụ lợi  

Vai trò và ý nghĩa của giám sát xây dựng

Giám sát xây dựng về bản chất là hoạt động giám sát hiện trường bao gồm các hoạt động chỉ đạo, điều phối và giám sát chung các quy trình làm việc, thi công dưới thực địa.  

Việc giám sát thi công các công trình đòi hỏi sự chuyên nghiệp để đảm bảo rằng mọi hạng mục thi công đều được hoàn thiện với chất lượng cao nhất và phù hợp với tất cả bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu về chất lượng đã thỏa thuận. 

Giữa đơn vị thuê thầu và đơn vị thi công nhận thầu, hoạt động giám sát xây dựng giữ nhiều vai trò và ý nghĩa:  

  • Giám sát thi công sẽ giúp chủ đầu tư nắm bắt đúng – đủ – kịp thời những gì đang diễn ra dưới công trường thi công các dự án mà chủ đầu tư thực hiện 
  • Giám sát tính minh bạch tại quá trình thi công, phục vụ nghiệm thu công tác bàn giao hạng mục công trình chính xác giữa thực tế và kế hoạch
  • Đảm bảo công trình được thi công đúng theo bản vẽ thiết kế và tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật và quy trình thi công.  
  • Khắc phục ngay lập tức khi phát hiện các lỗi sai tại công trường
  • Tiết kiệm 20% chi phí xây dựng (theo ước tính) cho việc thi công và làm lại từ những sai sót do không giám sát xây dựng kịp thời.  

Quy định về nội dung giám sát xây dựng công trình 

Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.  Trích dẫn văn bản: 

Nghị định 06/2021/NĐ-CP về giám sát xây dựng

Quy định về giám sát xây dựng các công trình đặc biệt

Quy định về trách nhiệm giám sát xây dựng với các công trình đặc biệt

1.Quy định giám sát dự án xây dựng công trình EPC

Với các công trình áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:

– Tổng thầu chịu trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng các hạng mục do mình phụ trách và thầu phụ do tổng thầu thuê phụ trách. Tổng thầu có thể tự thực hiện giám sát xây dựng hoặc thuê nhà thầu giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực thực hiện công tác giám sát thi công  

– Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra hoặc cử đại diện tham gia vào việc thực hiện công tác giám sát thi công của tổng thầu.  

– Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC, tổng thầu theo hình thức chìa khóa trao tay tự thực hiện giám sát xây dựng thì cần thành lập bộ phận giám sát thi công độc lập với bộ phận thi công để đảm bảo yêu cầu minh bạch trong công tác giám sát công trình xây dựng.  

2. Quy định giám sát xây dựng công trình nguồn vốn đầu tư công & vốn nhà nước

Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công hoặc nguồn vốn nhà nước thì công tác tổ chức giám sát thi công xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Độc lập với nhà thầu thi công và nhà thầu liên quan tới việc chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình. 

– Người giám sát thi công thì không được tham gia kiểm định chất lượng công trình do mình giám sát

3. Quy định giám sát xây dựng dự án PPP

Giám sát dự án xây dựng công trình PPP

Đối với dự án PPP, trách nhiệm giám sát xây dựng được quy định cho cơ quan ký kết hợp đồng như sau:  

– Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);

– Kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ giám sát và quy định của Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.

– Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;

– Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật về xây dựng;

– Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình;

– Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;

– Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

– Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong trong giám sát xây dựng 

Quyền của chủ đầu tư trong giám sát các dự án  xây dựng:

Trích Khoản 1 Điều 121 Luật xây dựng 2014, chủ đầu tư có quyền trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

– Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

– Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

– Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

– Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong giám sát kiểm soát xây dựng

Trích Khoản 2 Điều 121 Luật xây dựng 2014, chủ đầu tư có các nghĩa vụ trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

– Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

– Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

– Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình

– Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

– Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát xây dựng

Quy định về quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

– Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;

– Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;

– Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

– Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;

– Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định về nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

– Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;

– Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;

– Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

– Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;

– Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;

– Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

Công việc của kỹ sư giám sát xây dựng 

Kỹ sư giám sát công trình xây dựng là một vị trí quan trọng chịu trách nhiệm thực hiện các công tác giám sát thi công đại diện cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng. 

Kỹ sư giám sát thi công là làm gì?

Công việc của kỹ sư giám sát xây dựng bao gồm 2 vấn đề chính là giám sát công trình đang thi công và theo dõi quản lý công trình thi công.

Cụ thể, kỹ sư giám sát công trình xây dựng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho các vấn đề sau: 

Giám sát công trình thi công

  • Giám sát trực tiếp hoạt động thi công hàng ngày dưới công trình
  • Kiểm tra, nhắc nhở về công tác an toàn lao động
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng sử dụng tại công trường 
  • Kiểm tra, đôn đốc, đốc thúc tiến độ thi công của các tổ đội thi công 
  • Xử lý vấn đề phát sinh, yêu cầu điều chỉnh sai phạm trong thi công khi phát hiện ngay tại chỗ
  • Xem xét, điều chỉnh phương án thi công dựa trên tình hình thực tế
  • Phối hợp với các bên để nghiệm thu chất lượng các hạng mục sau khi hoàn thành 
  • Yêu cầu nhà thầu giải quyết nếu các hạng mục gặp vấn đề phát sinh 

Theo dõi và quản lý công trình thi công

  • Hỗ trợ thực hiện hồ sơ cho hoạt động dự thầu các phòng ban 
  • Theo dõi, cập nhật, báo cáo liên tục tiến độ thi công dưới công trường
  • Báo cáo chủ đầu tư những sai sót, vấn đề và nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thi công
  • Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ.
  • Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đã đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công công trình.
  • Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.

Giám sát xây dựng dễ dàng hơn với phần mềm FastCons

Phần mềm FastCons là phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến chạy trên nền Cloud, cho phép các nhà thầu xây dựng báo cáo và theo dõi thi công từ bất cứ đâu. 

Phần mềm FastCons giám sát thi công xây dựng

Phần mềm hỗ trợ app mobile cho phép các kỹ sư, giám sát dự án xây dựng lập các báo cáo thi công, nhật ký thi công hàng ngày và khai báo khối lượng, tiến độ trực tiếp tại các công trường đang thi công trên App di động, web app.

Sử dụng phần mềm FastCons để giám sát dự án thi công  xây dựng sẽ giúp các nhà thầu kiểm soát tốt hơn tiến độ, vật tư và ngân sách dự án với các tính năng chủ đạo: 

  • Giám sát khối lượng thi công thực tế hàng ngày
  • Theo dõi chính xác tiến độ thi công thực tế so với kế hoạch 
  • Quản lý nguyên vật liệu, vật tư thi công, nhân công sử dụng thực tế
  • Quản lý tình hình tài chính dự án, phê duyệt các khoản ngân sách phục vụ thi công

Phần mềm FastCons sẽ cho biết chính xác dự án xây dựng có đang chậm kế hoạch hay không, các hạng mục nào đang thi công chậm, các công việc nào đang xảy ra vượt định mức so với dự toán đầu vào để điều chỉnh kịp thời, đưa dự án lại đúng kế hoạch thi công. 

Phần mềm đang được các nhà thầu lớn áp dụng trong thực tế như EVNPECC4, LOVICO Group, Straco, FBV, VNC… Nếu bạn cần thêm thông tin về phần mềm, vui lòng đăng ký qua form dưới đây hoặc liên hệ hotline 0983-089-715 để đặt lịch tư vấn 1-1 với chuyên viên giải pháp. 

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Đăng ký nhận tin

Đăng ký mail để nhận những thông báo và ưu đãi từ FastCons.

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn