Để tiến hành xây dựng công trình hiệu quả và phối hợp chặt chẽ, thì việc lập sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu là rất quan trọng. Việc thiết kế và quy định một sơ đồ tổ chức tối ưu – phù hợp và hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng tổ chức thi công chặt chẽ hơn. Sơ đồ tổ chi thi công sẽ bao gồm thực hiện các hạng mục tổ chức thi công chính sau:
- Chuẩn bị nhân lực và nguồn lực
- Cung ứng vật tư, nguồn điện tạm và phương tiện thiết bị
- Tổ chức bộ máy công trường
- Phối hợp trong thi công
- Các biện pháp thi công và bảo đảm chất lượng
- Các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, biện pháp chống giảm tiếng ồn, phòng chống cháy nổ
- Tổ chức nghiệm thu và bàn giao
Dưới đây, mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp dưới đây của FastCons để theo dõi các sơ đồ tổ chức thi công công trình phổ biến được áp dụng, cũng như quy định về trách nhiệm quyền hạn của các đội nhóm/cá nhân tham gia vào quá trình thi công.
Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu
Cơ cấu bộ máy quản lý của nhà thầu xây dựng
Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu được bố trí theo cấp bậc từ trên xuống dưới. Bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng giám đốc
- Ban Giám đốc (ban điều hành): gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh:
- Giám đốc: Có trách nhiệm điều hành chung công ty và trực tiếp phụ trách Phòng Tổ chức – Hành chính, Kế toán – Tài chính.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý các Phụ trách, Phòng Kỹ thuật, Đội Thi công Tu bổ, Phòng Kế hoạch Đầu tư
- Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm quản lý các Phòng Thương vụ, Đội Quản lý, Đội Thu tiền.
- Khối chuyên môn: bao gồm các phòng, ban, đội chuyên môn nghiệp vụ. Gồm có:
- Phòng Kế hoạch Đầu tư
- Phòng Kỹ thuật
- Phòng Thương vụ
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Kế toán Tài chính
- 4 đội: Đội Quản lý Công Trình, Đội Thu tiền, Đội Thi công Sửa Chữa và Đội nhận khoán thi công
Quyền hạn, chức năng từng vị trí trong bộ máy quản lý của nhà thầu xây dựng
Giám đốc Công ty
Trong sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu, Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp. Với nhà thầu xây dựng, vai trò của Giám đốc bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho công ty trong dài và ngắn hạn (theo quý, theo năm hoặc theo 5 năm…) tùy thuộc vào cách thức hoạt động của Công ty
- Quyết định, ban hành các quyết định bổ nhiệm/miễn nhiệm các chức vụ, khen thưởng/kỷ luật các cá nhân trong Công ty.
- Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh của công ty lên Ban Hội đồng Quản trị và cơ quan Nhà nước về các hoạt động thường niên của Công ty.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong Công ty trước Pháp luật và Hội đồng quản trị.
Phó Giám đốc Công ty
- Phó Giám đốc Công ty nằm trong ban điều hành, là người nắm giữ các vị trí quyết định cho các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ cho Giám đốc Công ty trong việc điều hành chung như: khối tài chính, khối kỹ thuật, khối kinh doanh
- Phó giám đốc có trách nhiệm giải trình, báo cáo trước Giám đốc, HĐQT, trước pháp luật về các hoạt động của công ty do mình phụ trách
Kế toán trưởng:
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý kế toán của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm báo cáo các vấn đề về kế toán, tài chính trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và đại diện công ty làm việc cơ quan Thuế.
Phòng Thi công xây dựng
Phòng thi công xây dựng chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề sau:
- tổ chức hoạt động thi công xây dựng công trình và kiểm soát công việc của tổ đội thi công, đội khoản, các nhà thầu phụ trong suốt quá trình thực hiện dự án
- Xây dựng phương án quản lý kho lưu trữ vật tư & các dụng cụ thiết bị thi công.
- Báo cáo, ghi chép, lưu trữ tài liệu liên quan tới quá trình thi công, các công tác liên quan tới vật tư, thiết bị, nhân công
- Lên phương án và kiểm soát an toàn lao động dưới công trường, phòng chống cháy nổ, vệ sinh…
- Chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình tiến độ dự án với ban giám đốc
- Chịu trách nhiệm cho công tác nghiệm thu, kiểm soát chất lượng của các đội nhóm theo hợp đồng.
Phòng Tư vấn thiết kế
Phòng tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề sau:
- Tiến hành khảo sát hiện trạng công trình tiền thi công để tư vấn thiết kế, lập dự án và lên phương án thiết kế/dự toán hoặc kiểm soát dự toán của đơn vị thuê ngoài
- Kiểm tra các hồ sơ thiết kế, thẩm tra dự án công trình, kiểm định chất lượng công trình.
- Cung cấp thông tin kỹ thuật của công trình để đảm bảo chất lượng thi công lắp đặt
- Giám sát kỹ thuật tại các công trình xây dựng
- Kiểm tra dự toán, báo giá thi công và làm hợp đồng.
Phòng Hành chính – Kế toán
Phòng hành chính kế toán nắm giữ các vai trò sau:
- Xây dựng, trình nội quy cơ quan, nội quy quản lý máy móc phương tiện làm việc.
- Xây dựng chế độ lao động, quản lý hợp đồng lao động liên quan đến công trình
- Làm việc, xây dựng hợp đồng với các bên đối tác tham gia vào dự án
- Thực hiện, quản lý sổ sách tài chính
- Thực hiện, quản lý các khoản thu chi cho công trình, lưu trữ/ duyệt chứng từ, hạch toán quỹ, …
- Thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, các hợp đồng kinh tế
- Thực hiện tính lương và chi trả lương theo đúng quy định.
Bên cạnh việc thiết kế sơ đồ tổ chức thi công phù hợp, các nhà thầu xây dựng cũng cần không ngừng cải thiện năng lực thi công để đáp ứng điều kiện năng lực cho từng loại công trình để tăng tỷ lệ trúng thầu trong tương lai.
Một sơ đồ tổ chức thi công phù hợp phải đầy đủ các vị trí, mô tả trách nhiệm rõ ràng và cho biết các phòng ban cần phối hợp với nhau như thế nào để hoàn thiện công việc.
—-
FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!
Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!