Zalo Youtube Phone

Tổng hợp 101 kiến thức hữu ích về Quản lý dự án xây dựng

Nội dung

Các dự án xây dựng dù là một khu đô thị hay nhà ở, đều đòi hỏi sự tham gia phối hợp, nỗ lực hết mình của rất nhiều bộ phận & con người. Giống như bất kỳ dự án nào khác, quản lý dự án xây dựng bao gồm các giai đoạn từ thiết kế, lập kế hoạch, lên lịch, giám sát cho đến nghiệm thu, hoàn thiện. Bản thân mỗi giai đoạn này đã đủ phức tạp nhưng khi đặt trong tổng thể dự án xây dựng, độ phức tạp thậm chí có thể phát triển theo cấp số nhân. Đó là lý do tại sao phần mềm quản lý dự án xây dựng ra đời.

Trong bài viết dưới đây, FastCons đã tổng hợp và biên dịch lại trọn bộ kiến thức từ A-Z về Quản lý dự án xây dựng, hy vọng sẽ mang lại nguồn thông tin hữu ích cho doanh nghiệp bạn.

1. Quản lý dự án xây dựng là gì?

Theo Viện Quản lý Dự án (PMI), quản lý dự án là “nghệ thuật chỉ đạo – điều phối nhân lực & vật lực trong suốt vòng đời của dự án bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại nhằm đạt được mục tiêu đã xác định trước về phạm vi, chi phí, thời gian & chất lượng”. Bạn có thể mở rộng định nghĩa của PMI sang quản lý dự án xây dựng. 

Ở cấp độ cơ bản nhất, quản lý dự án xây dựng giải quyết việc lập kế hoạch, điều phối và thực hiện một dự án xây dựng, cho dù đó là dự án nông nghiệp, dân cư, thương mại, công nghiệp, dân dụng nặng hay môi trường.

Quản lý dự án xây dựng thường bao gồm các nhiệm vụ phức tạp có thể thay đổi linh hoạt, đòi hỏi kỹ năng giao tiếp vững vàng, kiến thức sâu sắc và khả năng giải quyết vấn đề nhạy bén.

Các lĩnh vực xây dựng 

Lĩnh vực xây dựng được chia làm 2 loại phổ biến là nhà ở & thương mại. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, có thể bao gồm tối đa 4 loại dự án khác nhau:

  • Xây dựng và cải tạo nhà dân cư
  • Xây dựng công nghiệp nặng
  • Xây dựng thương mại và thể chế
  • Kỹ thuật xây dựng

2. Lịch sử của Quản lý xây dựng từ Thời kim tự tháp cho đến ngày nay

Thời điểm những dự án cao ốc phức tạp xuất hiện cũng là lúc khái niệm người quản lý dự án ra đời. Trong suốt nhiều thế kỷ, người giám sát việc xây dựng một tòa nhà phức hợp thường là kiến trúc sư, điều này có thể thấy ở những công trình kiến trúc cổ đại nổi tiếng như Kim tự tháp Ai Cập & các cầu dẫn nước ở La Mã.

Đến thời kỳ Phục Hưng, các kiến trúc sư bắt đầu được biết đến với những thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân, tiêu biểu là kiến trúc sư Sir Christopher Wren của Anh. Wren đã thiết kế và xây dựng các tòa nhà, cao ốc mang đến diện mạo phong phú cho London cuối thế kỷ 17 & đầu thế kỷ 18, một trong số đó phải kể đến kiệt tác Nhà thờ St.Paul. Wren “nằm lòng” những kiến thức chuyên môn về toán học, vật lý cao cấp & thiết kế. Ông ấy có mặt tại công trình mỗi ngày để giám sát từng hoạt động tại từng giai đoạn thi công.

Từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến những năm 1950, các quy tắc quản lý dự án bắt đầu hình thành trên khắp các công ty ở Mỹ. Ngày càng nhiều chi tiết trong quá trình quản lý dự án xây dựng có thể thực hiện bằng kỹ thuật số và xu hướng đó tiếp tục phát triển đến ngày nay. Công nghệ và phần mềm di động đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả giám sát đội ngũ. Lực lượng lao động trẻ tuổi cũng cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp cận với công nghệ hiện đại, cho phép việc cập nhật cũng như theo dõi công việc mọi lúc mọi nơi.

3. Vai trò của đội quản lý dự án xây dựng

Một đội quản lý dự án thường bao gồm chủ dự án, giám đốc dự án xây dựng & tổng thầu. 

Chủ dự án

Chủ dự án là người ủy thác dự án, trực tiếp hoặc gián tiếp tài trợ chi phí xây dựng. Họ đóng vai trò giám sát cấp cao và đưa ra các quyết định quan trọng như xác định quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu & phương thức bàn giao dự án.

Giám đốc dự án xây dựng

Quản lý dự án xây dựng do giám đốc dự án xây dựng trực tiếp điều hành. Người này được giao nhiệm vụ & chịu trách nhiệm trực tiếp cho các công việc sau:

  • Ước tính và thương lượng chi phí dự án
  • Lập ngân sách xây dựng
  • Quản lý lịch trình xây dựng và thời gian biểu công việc
  • Quản lý đơn đặt hàng công việc
  • Xác định các phương pháp và chiến lược quản lý dự án phù hợp với đặc thù từng dự án
  • Làm việc với chủ dự án, các chuyên gia xây dựng & các bên liên quan
  • Dẫn dắt đội ngũ công nhân công trường về các chi tiết kỹ thuật và hợp đồng

Người quản lý dự án xây dựng thường là Chuyên gia Quản lý Dự án (PMP) do Viện Quản lý Dự án (PMI) chứng nhận.

Tổng thầu

Tổng thầu chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động hàng ngày tại công trường và cung cấp trang thiết bị, vật liệu & nhân công cần thiết cho từng giai đoạn thực hiện dự án. Tổng thầu thường thuê các nhà thầu phụ nhằm phân chia thực hiện các công việc cụ thể. 

Các nhiệm vụ chính của tổng thầu:

  • Giám sát công việc của các nhà thầu phụ
  • Đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc
  • Xin cấp giấy phép xây dựng
  • Xử lý chất thải xây dựng
  • Quản lý nhân sự tại công trường
  • Đầu mối làm việc với chủ dự án và quản lý dự án xây dựng

Tổng thầu được lựa chọn sau khi chủ dự án xem xét hồ sơ dự thầu của các tổng thời, đánh giá gói thầu phù hợp với nhu cầu của dự án.

4. Mô hình kinh doanh dự án xây dựng

Quy trình đấu thầu đòi hỏi sự nhất quán trong bất kể loại hình dự án xây dựng nào nhưng bạn có thể kỳ vọng 2 mô hình kinh doanh dự án ngành xây dựng bao gồm

  • Hợp đồng thiết kế – đấu thầu – xây dựng: Loại hình kinh doanh này khá phổ biến, cho phép chủ dự án lựa chọn nhà thầu sau khi kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoàn thành giai đoạn thiết kế.
  • Hợp đồng thiết kế – xây dựng: Ở mô hình này, giai đoạn thiết kế & xây dựng sẽ do cùng một bên đảm nhiệm (gọi là nhà thầu thiết kế – xây dựng). Giúp đẩy nhanh quá trình hoàn thành dự án vì giai đoạn thiết kế và xây dựng có thể diễn ra đồng thời.

Quy trình đấu thầu quản lý xây dựng

Khi chủ dự án đã có bản thiết kế và danh sách vật liệu cần thiết (Material take off) cho dự án xây dựng, bước tiếp theo là lựa chọn tổng thầu thông qua quá trình đấu thầu. Các tổng thầu trình bày hồ sơ dự thầu, bao gồm các chi tiết như quy trình công việc, điều khoản thanh toán, ngân sách & chi phí phải trả.

Chủ dự án thường đưa ra hai loại hồ sơ dự thầu:

  • Giá thầu mở: Được quảng cáo công khai nhằm sử dụng cho các dự án công cộng & bất cứ tổng thầu nào cũng có thể tham gia đấu thầu. 
  • Đấu thầu kín: Chủ dự án lựa chọn một nhóm nhà thầu và chỉ nhận hồ sơ dự thầu từ họ.

Tổng thầu được xác định nếu đáp ứng một trong những tiêu chí sau đây (tùy thuộc vào lựa chọn của chủ dự án).

  • Nhà thầu có mức giá dự thầu thấp nhất
  • Nhà thầu có giá trị tốt nhất, đảm bảo cả về giá cả & chất lượng. Chủ dự án cũng kiểm tra chặt chẽ hồ sơ yêu cầu đề xuất (RFP) của các nhà thầu để đưa ra quyết định.
  • Nhà thầu có năng lực nhất: Chủ dự án phân tích yêu cầu về trình độ (RFQ) của từng nhà thầu để quyết định nhà thầu nào có năng lực tốt nhất phù hợp với dự án.

Khi đã chọn được nhà thầu, hợp đồng thỏa thuận thanh toán phải được ký kết. Chúng ta hãy xem xét các loại hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất.

Các loại hợp đồng quản lý xây dựng

Hợp đồng xây dựng là thỏa thuận pháp lý giữa chủ dự án có nhu cầu thuê ngoài công việc và tổng thầu sẽ thực hiện công việc đó. Mục đích của hợp đồng là làm rõ trách nhiệm của từng bên liên quan & phạm vi công việc, quyền lợi của họ đảm bảo tính minh bạch – rõ ràng. Một số dự án đòi hỏi quản trị viên hợp đồng, tổng giám đốc hoặc kỹ sư hiện trường hoạt động như những trợ lý để theo sát xuyên suốt quá trình hợp tác.

  • Hợp đồng trọn gói
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được sử dụng khi không thể xác định trước chi phí, hợp đồng này đặt đơn giá cho vật liệu.
  • Hợp đồng theo chi phí cộng phí: bao gồm một khoản phí cố định do chủ dự án và nhà thầu thỏa thuận, cộng với các chi phí bổ sung được thêm vào trong quá trình triển khai dự án.
  • Hợp đồng theo thời gian & vật liệu: Loại hợp đồng này được sử dụng khi có sự không chắc chắn về phạm vi dự án. Tổng thầu tính giá nhân công và vật liệu theo giờ.
  • Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên.

Ngoài loại hợp đồng, chủ sở hữu phải quyết định phương thức nghiệm thu – bàn giao phù hợp nhất cho dự án.

Phương thức phân phối rủi ro trong quản lý xây dựng (CMAR)

Mô hình phân phối rủi ro (CM at risk) cho phép người quản lý dự án xây dựng đóng hai vai trò song song. Một mặt là nhà tư vấn cho chủ dự án trong giai đoạn thiết kế và phát triển, mặt khác, là người giám sát tổng thầu trong giai đoạn xây dựng nhằm kiểm soát chi phí dự án không vượt quá ngân sách xác định.

  • Ưu điểm: Ở mô hình này, người quản lý dự án xây dựng chấp nhận đối mặt với rất nhiều rủi ro – đó là động cơ để họ nỗ lực hết mình vì lợi ích của bản thân & chủ dự án.
  • Hạn chế: Để chi phí vượt ngưỡng GMP đồng nghĩa với việc nhà quản lý xây dựng phải tốn rất nhiều tiền hoặc đền bù bằng cách giảm tải phạm vi công việc cho phù hợp với GMP.
  • Điểm mấu chốt: Phương thức phân phối rủi ro được đánh giá là phù hợp & tốt nhất cho các dự án lớn không dễ xác định phạm vi hoặc phải đáp ứng tiến độ vô cùng nghiêm ngặt, bao gồm cả dự án xây dựng hoàn chỉnh & cải tạo. Nó cũng đem lại hiệu quả trong các dự án có độ phức tạp về kỹ thuật, phối hợp nhiều tuyến hoặc nhiều giai đoạn.

5. Nguyên tắc & quy trình quản lý dự án

Giai đoạn xây dựng có thể bắt đầu ngay sau khi quá trình đấu thầu kết thúc. Việc quản lý dự án xây dựng buộc phải tuân theo 5 giai đoạn do Viện quản lý dự án phát triển.

Mở đầu

Người quản lý dự án cần xem xét, đánh giá & xác định dự án có khả thi & đáng để triển khai hay không. Tương tự đối với các bên liên quan nếu cần. Khi tất cả các bên đồng ý tiến hành dự án, người quản lý dự án thảo điều lệ dự án hoặc tài liệu khởi động dự án (PID), bao gồm cả nhu cầu & trường hợp kinh doanh.

Lập kế hoạch

Tiếp theo, nhóm dự án phát triển xây dựng một lộ trình thực hiện cho tất cả những thành viên tham gia. Bao gồm kế hoạch quản lý dự án (PMP), một tài liệu chính thức đã được phê duyệt nhằm hướng dẫn thực hiện, kiểm soát cũng như thiết lập phạm vi, chi phí và lịch trình triển khai. Ngoài ra, ở giai đoạn này cũng có một số tài liệu bạn cần quan tâm như:

  • Tuyên bố phạm vi & tài liệu về phạm vi: Văn bản này xác định nhu cầu kinh doanh, lợi ích, mục tiêu, sản phẩm và các cột mốc quan trọng của dự án.
  • Cấu trúc phân rã công việc (WBS): Tài liệu này chia nhỏ phạm vi của dự án thành các phần trực quan, thuận tiện cho việc quản lý & thực hiện.
  • Kế hoạch truyền thông: Kế hoạch này phác thảo tất cả các khía cạnh của truyền thông, từ mục tiêu, mục đích, vai trò đến các công cụ & phương pháp thực hiện.
  • Kế hoạch quản trị rủi ro: Giúp các nhà quản lý dự án xác định trước những rủi ro có thể xảy ra bao gồm ước tính thời gian, chi phí, ngân sách có thể bị cắt giảm, yêu cầu bị thay đổi hoặc thiếu hụt nguồn lực như đã cam kết.

Thực hiện

Sau khi kết thúc cuộc họp khởi động, các nhóm dự án bắt tay vào phân bổ nguồn lực, thiết lập kế hoạch quản lý dự án cùng hệ thống theo dõi, giám sát tiến độ trong suốt quá trình thi công.

Hiệu suất & Giám sát

Việc giám sát & thi công dự án diễn ra đồng thời – là căn cứ để đo lường, đánh giá hiệu suất – đảm bảo        các hạng mục phù hợp với kế hoạch quản lý dự án tổng thể.

Kết thúc

Để kết thúc dự án, các nhà quản lý cần tổ chức một cuộc họp để thảo luận về những kết quả đã đạt được & chưa đạt được. Sau đó hoàn thiện báo cáo tổng kết các nhiệm vụ còn tồn đọng, tính toán ngân sách và tiến hành nghiệm thu, bàn giao dự án.

Tìm đọc chi tiết các nội dung:

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn