Zalo Youtube Phone

Quy trình nghiệm thu, giám sát công trình điện chuẩn theo quy định

Nội dung

Công tác giám sát công trình điện đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và đúng tiến độ của các dự án điện. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các hệ thống giám sát công trình điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi và đa dạng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về các khái niệm, nguyên tắc và công cụ giám sát công trình điện vẫn là một thách thức đối với nhiều người.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về giám sát công trình điện từ khái niệm, quy trình giám sát thi công điện và nghiệm thu công trình điện, và vai trò của nó trong việc thực hiện các dự án lắp đặt thi công hệ thống điện. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết của FastCons.

Giám sát công trình điện là gì?

Giám sát công trình điện là quá trình theo dõi, kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện trong quá trình xây dựng, lắp đặt, vận hành hoặc bảo trì hệ thống điện của một công trình xây dựng. Nhiệm vụ của người giám sát công trình điện là đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng theo các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thiết kế, và đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Giám sát công trình điện là một công việc quan trọng để đảm bảo tính an toàn, chất lượng, và hiệu quả của hệ thống điện trong công trình xây dựng.

Công cụ mới quản trị toàn diện từ Nhân sự – Dự án thi công – Khách hàng… dành riêng cho Doanh nghiệp Thi công Cơ điện:
– Quản lý dự án thi công lắp đặt
– Quản lý vật tư và tiến độ công trình
– Quản lý chấm công công trình
– Quản lý khách hàng: Hợp đồng, báo giá…
– Và nhiều hơn thế.
Mời Doanh nghiệp Cơ điện tìm hiểu và nhận demo trải nghiệm TẠI ĐÂY!
Giám sát công trình điện là gì?

Giám sát công trình điện là gì?

Công tác giám sát công trình điện gồm nhiều hoạt động như:

  • Kiểm tra thiết kế: Đối với công trình điện, việc kiểm tra các bản vẽ thiết kế là rất quan trọng, bao gồm bản vẽ điện lực, điện chiếu sáng, điện năng lượng mặt trời, điện thông minh, v.v. Giám sát viên cần phải kiểm tra tính khả thi, tính toàn vẹn, tính bảo đảm an toàn, tính thẩm mỹ, tính kinh tế của thiết kế điện.
  • Theo dõi thi công: Giám sát viên theo dõi quá trình thi công, kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị điện, công nghệ thi công, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đảm bảo tính an toàn cho công trình điện.
  • Kiểm tra nghiệm thu: Sau khi hoàn thành công việc, giám sát viên thực hiện kiểm tra nghiệm thu các hạng mục công trình điện, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, và chấp nhận công trình điện hoạt động.
  • Bảo trì và bảo dưỡng: Giám sát viên còn theo dõi quá trình bảo trì và bảo dưỡng công trình điện sau khi hoàn thành, đảm bảo công trình hoạt động ổn định, đúng tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

Quy trình giám sát thi công điện  

Thông thường, việc giám sát thi công điện sẽ bao gồm các hạng mục dưới đây: 

  • Giám sát các công tác lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện.
  • Giám sát các công tác lắp đặt cáp điện
  • Giám sát các công tác lắp đặt tủ điện, bảng điện
  • Giám sát các công tác lắp đặt các thiết bị điện
  • Giám sát việc thực hiện công tác lắp đặt đầu nối kiểm tra

Tất cả hạng mục trên đều được tuân theo một quy trình giám sát thi công điện bao gồm 4 bước: 

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong công tác tư vấn cũng như giám sát công trình điện. 

  • Cụ thể, kỹ sư giám sát/ tư vấn công trình điện cần tiến hành đánh giá, kiểm tra và khảo sát công trình để đánh giá chất lượng thiết kế công trình. Sau khi đảm bảo thiết kế đúng với thực tế và không cần điều chỉnh gì trong môi trường thi công thực tế, mới cho phép bắt đầu tiến hành thi công. 
  • Việc này sẽ giảm thiểu tối đó rủi ro, nguy cơ làm lại trong suốt quá trình thi công bởi mọi điều chỉnh sẽ dẫn tới vấn đề chậm tiến độ và tăng chi phí công trình.  
[Infographic] “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp xây dựng giảm rủi ro thi công lại

Bước 2: Lên kế hoạch Lắp đặt triển khai và giám sát quá trình thi công

  • Kỹ sư giám sát công trình điện hay người thực hiện công tác tư vấn/ giám sát sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch công tác cụ thể: bao gồm phương án lắp đặt và giám sát thi công. 
  • Kế hoạch thi công cần căn cứ chặt chẽ vào hồ sơ thiết kế cùng các tiêu chuẩn, quy định, nghị định về giám sát thi công mà Nhà nước đã ban hành.  (Tìm hiểu cách Handico 30, Tổng Công ty Đầu tư Hợp Nghĩa, CTCP Thịnh Vượng TVT, Nhà thép Trí Việt… sử dụng phần mềm FastCons quản lý toàn diện kế hoạch, khối lượng, tiến độ, vật tư… thi công)

Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

  • Đây là một trong các công việc kiểm tra toàn bộ hồ sơ thuộc phần thiết kế của công trình bao gồm: từng hạng mục đơn lẻ và toàn công trình. Đảm bảo quá trình thi công diễn ra trôi chảy và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật và chất lượng công trình.  

Bước 4: Giám sát theo từng hạng mục lắp đặt

  • Người kỹ sư giám sát thi công có trách nhiệm thực hiện giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công điện và kiểm tra thông số, số liệu trong quá trình lắp đặt, đối chiếu với kế hoạch thi công và bản vẽ thi công.  
  • Mục đích của việc giám sát nhằm giảm thiểu các lỗi hệ thống, phát hiện vấn đề và sửa chữa sai sót kịp thời. Thực hiện nghiệm thu vật liệu, nguyên liệu lắp đặt điện, máy móc và kỹ thuật viên thi công điện trong suốt quá trình lắp đặt thi công hạ tầng điện.  

Quy trình nghiệm thu công trình điện 

Quy trình nghiệm thu công trình điện là quá trình kiểm tra, đánh giá và chấp nhận hoàn thành công việc thi công hệ thống điện của công trình xây dựng, đảm bảo rằng hệ thống điện đã được hoàn thành đúng theo các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, và yêu cầu của hồ sơ thiết kế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hoạt động, an toàn và bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm mẫu công văn, giấy mời nghiệm thu công trình

Quy trình nghiệm thu công trình điện gồm 3 bước:

  •  Bước 1: Nghiệm thu nguội vật tư, thiết bị, khối lượng công trình trước khi đấu nối vào hệ thống lưới điện.
  •  Bước 2: Nghiệm thu đóng điện công trình.
  •  Bước 3: Nghiệm thu bàn giao công trình.

Cụ thể các công tác nghiệm thu được thực hiện và quy định như sau: 

Công tác nghiệm thu nguội.

Công tác nghiệm thu nguội gồm: 

1. Công tác nghiệm thu đường dây trung thế:

  • Kiểm tra cột, móng cột, móng néo, dây néo và tiếp địa
  • Xà, sứ, cờ tiếp địa ngọn cột, chân cột và kiểm tra khoảng cách giữa phần mang điện và phần nối đất
  • Kiểm tra hành lang tuyến đường dây
  • Kiểm tra đo tiết diện và điện trở một chiều dây dẫn
  • Cầu dao, máy cắt, điểm đo đếm
  • Kiểm tra cao trình, khoảng cách pha – đất

2. Công tác nghiệm thu trạm biến áp:

  • Kiểm tra cột, móng cột, xà, các giá đỡ, giàn thao tác, thang trèo.
  • Kiểm tra MBA bao gồm: mức dầu, hạt hút ẩm, gioăng mặt máy, nấc phân áp, rốn xả dầu, cánh tản nhiệt.
  • Kiểm tra chống sét van, dòng định mức dây chảy, cầu chì tự rơi.
  • Kiểm tra cáp lực nối từ MBA vào tủ hạ thế.
  • Kiểm tra tủ hạ thế bao gồm: 

       + Hệ thống đo đếm điện năng, sơ đồ mạch đấu.

       + Hệ thống nối đất làm việc, hệ thống thoát sét hạ thế.

       + Các áp tô mát tổng và nhánh: kiểm tra thao tác đóng, cắt, trị số dòng cắt cho phép.

  • Kiểm tra hệ thống tiếp địa TBA.

3. Công tác nghiệm thu đường dây hạ thế:

  • Kiểm tra đo tiết diện và điện trở 1 chiều dây dẫn, dây cáp nguồn hòm công tơ.
  • Kiểm tra hành lang tuyến đường dây.
  • Kiểm tra hệ thống đo đếm.
  • Kiểm tra cao trình, khoảng cách pha – đất.
  • Kiểm tra cột, móng cột, móng néo, dây néo, tiếp địa, các phụ kiện đường dây như kẹp siết, kẹp treo.

4. Công tác nghiệm thu các thiết bị đóng cắt:

4.1. Công tác nghiệm thu trạm cắt phân đoạn:

  • Kiểm tra các sứ đầu vào, đầu ra.
  • Kiểm tra trị số tiếp địa.
  • Kiểm tra khoảng cách giữa các phần mang điện với đất.
  • Kiểm tra hệ thống rơ le, tủ điều khiển.
  • Kiểm tra thao tác đóng, cắt.

4.2. Công tác nghiệm thu Dao phụ tải:

  • Kiểm tra khoảng cách giữa các phần mang điện với đất.
  • Kiểm tra buồng dập hồ quang.
  • Kiểm tra trị số tiếp địa.
  • Kiểm tra hệ thống truyền động.
  • Kiểm tra thao tác đóng, cắt.

4.3. Công tác nghiệm thu Dao cách ly:

  • Kiểm tra khoảng cách giữa các phần mang điện với đất.
  • Kiểm tra trị số tiếp địa.
  • Kiểm tra tiếp xúc các má dao.
  • Kiểm tra hệ thống truyền động.
  • Kiểm tra thao tác đóng, cắt.

Công tác nghiệm thu đóng điện

Quy trình nghiệm thu công trình điện – công tác đóng điện

Quy trình nghiệm thu công trình điện – công tác đóng điện

Chỉ khi đã khắc phục hết những tiếu sót trong bước nghiệm thu nguội, đảm bảo toàn bộ công trình đủ tiêu chuẩn vận hành và đúng thiết kế, chuyển sang nghiệm thu nóng công trình. 

Nghiệm thu nóng công trình gồm:

  • Nghiệm thu đóng điện công trình: kiểm tra tổng hợp toàn diện công trình xem có đảm bảo thông số kỹ thuật vận hành của công trình hay không? Kiểm tra bộc lộ thiếu sót, sai phạm mà nghiệm thu nguội bỏ sót không phát hiện ra. 
  • Kiểm tra, quan sát thông số kỹ thuật của thiết bị, lưới điện được thể hiện trên hệ thống đồng hồ đo và hệ thống rơ le bảo vệ. 

 Công tác nghiệm thu đóng điện bao gồm 3 phần: 

1. Công tác nghiệm thu đóng điện đường dây trung thế:

  • Kiểm tra tất cả thiết bị trên đường dây đảm bảo điều kiện đóng điện 
  • Đóng điện trong 24h để kiểm tra đường dây và các thiết bị kèm theo.

2. Công tác nghiệm thu đóng điện trạm biến áp:

  • Kiểm tra tất cả thiết bị trạm biến áp đảm bảo điều kiện đóng điện
  • Đóng điện không tải MBA trong 72 giờ.

3. Công tác nghiệm thu đóng điện đường dây hạ thế:

  • Kiểm tra tất cả bị trên đường dây đảm bảo điều kiện đóng điện
  • Đóng điện không tải đường dây trong 24 giờ
  • Chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục hợp đồng mua bán điện và thủ tục pháp lý liên quan trước khi đóng điện chính thức để vận hành thương mại. 
  • Trong trường hợp chưa hoàn thiện, thực hiện bàn giao tạm thời cho đơn vị quản lý vận hành lâm quản. 

Công tác nghiệm thu bàn giao tài sản công trình  

  • Sau khi đóng điện nghiệm thu trong 24h hoặc 72h đạt an toàn, đơn vị thi công điện tiến hành bàn giao công trình và tổ chức hướng dẫn vận hành lại cho bộ phận quản lý vận hành của chủ đầu tư
  • Ký kết biên bản bàn giao xác nhận công trình đóng điện thử tải an toàn và đồng ý nghiệm thu toàn bộ hạng mục để đưa vào khai thác sử dụng. 
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý vận hành theo đúng quy trình thiết bị điện, hướng dẫn sử dụng của đơn vị sản xuất.

Mô tả công việc của kỹ sư giám sát công trình điện (MEP)

Giám sát công trình (Construction Supervision) là người đảm nhận vị trí chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công điện tại công trình. Trách nhiệm của kỹ sư giám sát thi công điện là phải đảm bảo khối lượng – chất lượng của các hạng mục điện theo đúng bản thiết kế được duyệt bởi chủ đầu tư. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đối chiếu các số liệu hạng mục điện đã thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Kiểm tra, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh môi trường và an toàn lao động, tiến độ thi công xây dựng.

Kỹ sư MEP – Kỹ sư giám sát công trình điện là làm gì?

Kỹ sư MEP – Kỹ sư giám sát công trình điện là làm gì?

Thường thì vị trí thi công giám sát công trình sẽ do kỹ sư thiết kế lắp đặt có bằng cấp chuyên môn và có kinh nghiệm phụ trách. Như vậy có thể đảm bảo sai sót và ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công.

Công việc của kỹ sư giám sát công trình điện về cơ bản bao gồm: 

  • Kiểm tra kỹ thuật: Kỹ sư giám sát công trình điện có trách nhiệm thực hiện kiểm tra kỹ thuật trước, trong và sau khi thi công các công trình điện, bao gồm kiểm tra các thiết bị điện, hệ thống dây dẫn điện, hệ thống đấu nối, bảo đảm tính đúng kỹ thuật, phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định điện.
  • Giám sát quy trình thi công: Kỹ sư giám sát công trình điện cần đảm bảo rằng các hoạt động thi công được thực hiện đúng quy trình, đúng theo bản vẽ thiết kế và đúng theo kế hoạch thi công. Đồng thời, kỹ sư cũng theo dõi việc sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ điện, các thiết bị bảo đảm an toàn và phù hợp với các quy định về chất lượng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  • Xử lý sự cố: Trong quá trình thi công, có thể xảy ra các sự cố hoặc sai sót. Kỹ sư giám sát công trình điện phải có khả năng phát hiện, xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến công trình điện, bao gồm sự cố kỹ thuật, thay đổi thiết kế, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án.
  • Báo cáo và ghi chép: Kỹ sư giám sát công trình điện thường phải lập báo cáo, ghi chép lại quá trình thi công, các kết quả kiểm tra, công việc đã hoàn thành, đồng thời cũng cung cấp thông tin cho các bên liên quan, như công ty, khách hàng hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
  • Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường theo Luật xây dựng và quy định về thi công xây dựng. 

Việc giám sát thi công lắp đặt hệ thống điện công trình phải bảo đảm các yếu tố sau:

  • Tổ chức thực hiện liên tục, chặt chẽ việc giám sát trong suốt quá trình thi công từ khi khởi xây tới khi bàn giao nghiệm thu công trình, và cả nghiệm thu lại hệ thống cơ điện công trình đã thi công.
  • Tuân thủ chặt chẽ quy định về quản lý, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu vật tư điện…
  • Trung thực, khách quan, không vụ lợi 
Tham khảo tải xuống miễn phí Mẫu giám sát thi công công trình

Trên đây là nội dung tổng hợp về giám sát công trình điện: giám sát công trình điện là gì và các quy trình thi công, nghiệm thu công trình điện chi tiết. Hy vọng bài viết hữu ích và cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục kiến thức của FastCons.

—-

FastCons là Phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam – một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FastWork.vn. Tại FastWork, chúng tôi phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên sâu, tính năng chuẩn theo nghiệp vụ thực tế, giúp cho quá trình ứng dụng phần mềm nhanh chóng đạt hiệu quả cao ở từng lĩnh vực kinh doanh!

Nếu bạn quan tâm DEMO & trải nghiệm Giải pháp quản lý dự án xây dựng chuyên sâu – FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký!

Đăng ký tư vấn và nhận DEMO FREE | Giải pháp Quản lý thi công chuyên sâu, toàn diện 👇

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Đăng ký nhận tin

Đăng ký mail để nhận những thông báo và ưu đãi từ FastCons.

Gửi yêu cầu tư vấn & demo!

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong 24h để thiết lập demo 1-1

    Khu vực:

    Liên hệ hỗ trợ nhanh:

    0983-089-715 | fastcons@fastwork.vn